Bé sơ sinh là F0 nhăn nhó, khó chịu khi bị xông bằng nồi nước sôi sùng sục, hội bỉm sữa xem mà ai nấy đều lo lắng tột độ

San San - Minh Nguyệt,
Chia sẻ

Nhìn hơi nước nóng thổi lên mặt bé khiến mọi người không khỏi lo lắng.

Tình trạng trẻ mắc Covid đang ngày một gia tăng trong vài tuần trở lại đây khi mà số ca bệnh có chiều hướng tiến lên theo cấp số nhân. Không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng không thể tránh khỏi căn bệnh đáng sợ này. Tuy nhiên các em nhỏ dưới 12 tuổi hiện tại vẫn chưa được tiêm chủng khiến các bậc phụ huynh lo lắng hơn. 

Việc chữa cho các ca f0 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần phải đặc biệt chú ý. Tuy các bé có biểu hiện nhẹ và nhanh khỏi nhưng cũng có một số trẻ bị bệnh nền hoặc có biểu hiện bất thường thì người nhà cần theo dõi và đưa con đi bệnh viện. Ngoài ra hậu Covid cũng là tình trạng nguy hiểm cần phải chú ý. 

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn clip ghi lại hình ảnh người mẹ đang cho con mình xông do bé mắc F0. Điều đáng nói là bé gái tỏ ra khá khó chịu, mặt nhăn nhó vì nồi nước sôi sùng sục đang cắm điện. Thêm vào đó là lời nhắn: “Sau khi xem clip này bản thân tự nhận định sẽ vì gia đình và cộng đồng không tụ tập đâu nữa nếu không phải lý do bắt buộc. Mong em nhanh khỏe, thương em”.

Bé sơ sinh bị F0 được mẹ chăm sóc khiến nhiều người phẫn nộ. Nguồn: Tiktok

Dưới phần bình luận, mọi người cũng gửi lời chúc mau khoẻ tới bé gái. Tuy nhiên, cách xông của người mẹ khiến các bậc phụ huynh lo lắng vì việc làm này có thể gây nguy hiểm tới làn da non nớt của con. 

Mọi người cho rằng với F0 là trẻ sơ sinh, bố mẹ chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhẹ nhàng, cho con bú nhiều và chăm sóc bé cẩn thận. Việc xông ở thời điểm này chưa cần thiết vì con còn quá nhỏ, hơn nữa nồi nước sôi bỏng sẽ khiến da bé bị rát, nóng, đỏ, thậm chí còn làm bé khó chịu. 

“Nhìn tội chưa, đang sôi sùng sục người lớn còn bỏng chứ nói gì bé. Chỉ cần chăm sóc nhẹ nhàng thôi là được rồi”, “đến cả trẻ lớn hơn chút xông cũng cần nhẹ nhàng và có cách chứ không phải trực tiếp dễ gây bỏng như vậy”… mọi người để lại bình luận. 

Không chỉ vậy, đường thở của em bé nhạy cảm, mong manh, hệ thống niêm mạc dễ bị tổn thương bởi các hoá chất, cho dù đó là tinh dầu, dầu gió có vẻ an toàn khi dùng cho người lớn. Biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể bị do xông là phải nằm liệt giường, điều trị chứng “viêm phổi hít” khá nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ một đoạn clip ghi lại cách xông cho trẻ khoảng từ 3 tuổi trở lên. Nếu trẻ không thích xông thì cách này khá hiệu quả vừa không khó chịu vừa không gây hại cho con. 

Cách giúp bé không sợ xông mùa Covid

Hiện tại dịch bệnh đang ngày một gia tăng nên người lớn cần chú ý dạy trẻ tuân thủ 5K. Khi mắc bệnh, không nên quá hoảng hốt mà phải bình tĩnh, từ từ tìm cách xử lý và chăm sóc bé, nếu có dấu hiệu chuyển nặng lập tức đưa tới bác sĩ để thăm khám. 

Bác sĩ nói gì về việc xông cho trẻ nhỏ mắc Covid?

Theo bác sĩ Tôn Thất Hiệp (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng), giữa diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều phụ huynh quá lo lắng nên đã hành động thiếu kiểm chứng trong việc bảo vệ và chăm sóc con trẻ. Bác sĩ cho rằng, đôi khi lo lắng quá khiến chúng ta hiểu sai và sẽ cố gắng làm mọi cách chữa bệnh, gây hại cho trẻ nhỏ như cách video xông cho trẻ sơ sinh đang được nhiều người chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội phía trên.

Bé sơ sinh mắc F0 nhăn nhó, khó chịu khi bị xông bằng nồi nước sôi sùng sục, hội bỉm sữa xem mà ai nấy đều lo lắng tột độ - Ảnh 3.

bác sĩ Tôn Thất Hiệp (Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng)

Bác sĩ phân tích: "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên những gì áp dụng ở người lớn không hẳn sẽ tốt với trẻ em. Đừng có áp dụng một cách mù quáng như vậy. Thứ hai xông không phải là biện pháp chữa bệnh, mà là biện pháp hỗ trợ. Kể cả người lớn lạm dụng xông không đúng cách với nhiệt độ quá cao sẽ gây ra tổn thương đường thở hoặc mất nước. 

Điều này không những có lợi mà còn có hại khi cơ thể nhiễm virus Covid-19. Thứ ba là kháng sinh, tuyệt đối không được lạm dụng sớm. Vì tác nhân gây bệnh cơ bản là virus và kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng trên tác nhân này. Lâu nay, Việt Nam đã lạm dụng kháng sinh rồi nay Covid-19 lại tăng tỉ lệ lạm dụng hơn".

Chia sẻ