Bé 8 tháng tuổi bị xuất huyết não, đi khám bác sĩ chỉ rõ cách dỗ dành của người bà chính là nguyên nhân hại cháu
Sức khỏe của trẻ luôn là vấn đề được tất cả các thành viên trong gia đình quan tâm nhất. Tuy nhiên, đôi khi do không đủ hiểu biết nên trong quá trình chăm sóc bé, có người đã vô tình gây ra những hậu quả khôn lường.
Bé 8 tháng tuổi được bà nội dỗ dành mỗi khi khóc, nào ngờ bị xuất huyết não
Tiểu Lâm năm nay 27 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học cô và bạn trai quyết định kết hôn, những ngày tháng sau hôn nhân rất vui vẻ và hạnh phúc. Năm ngoái cô đã sinh một bé trai kháu khỉnh, gia đình vui mừng khôn xiết. Vì là con đầu lòng và còn khá nhỏ, Tiểu Lâm lo mình thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con cái nên đã mời mẹ chồng đến để chăm sóc con cùng mình.
Sau khi mẹ chồng đến ở cùng, Tiểu Lâm cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều, dù là chuyện con uống sữa hay thay tã, mẹ chồng cô đều có thể sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp, Tiểu Lâm rất biết ơn mẹ chồng, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng thân thiết hơn.
Và điều khiến Tiểu Lâm ngạc nhiên nhất ở mẹ chồng chính là khả năng dỗ dành khi trẻ đang khóc. Trước khi mẹ chồng Tiểu Lâm đến, đứa trẻ luôn tru tréo và khóc thét, là một người mới làm mẹ, Tiểu Lâm bất lực không biết làm sao, không ngờ sau khi mẹ chồng đến, bà chỉ ôm cháu trai vào lòng và lắc vài cái, đứa trẻ ngừng khóc một cách nhanh chóng, tâm trạng của đứa trẻ bình ổn trở lại, tất cả điều này khiến Tiểu Lâm phải kêu lên vì thán phục mẹ chồng.
Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài được bao lâu thì một tai nạn đã xảy ra khi đứa trẻ gần 8 tháng tuổi, đến một ngày đứa trẻ vẫn khóc như mọi khi, nhưng kèm theo đó là sốt cao, Tiểu Lâm không khỏi lo lắng, nhưng mẹ chồng Tiểu Lâm nói rằng đứa trẻ chỉ bị cảm lạnh thông thường, an ủi Tiểu Lâm hãy yên tâm. Tuy nhiên, sau nhiều ngày, tình trạng của đứa trẻ không những không cải thiện, thậm chí còn có dấu hiệu hôn mê, gia đình mới vội đưa đứa bé đến bệnh viện khám.
Sau khi thăm khám, khi bác sĩ thông báo kết quả khiến gia đình Tiểu Lâm không khỏi bàng hoàng, hóa ra đứa trẻ không chỉ bị cảm mà còn bị xuất huyết não, phải nhập viện cấp cứu và tiên lượng không lạc quan. "Thủ phạm" gây ra chứng xuất huyết não bác sĩ phán đoán liên quan đến phương pháp dỗ dành trẻ của bà nội. Nghe vậy, gia đình của Tiểu Lâm không thể kìm được nước mắt, mẹ chồng cô lại càng hối hận hơn.
Hóa ra hễ thấy cháu khóc, người bà lại vội vàng bế cháu dậy rung lắc. Ban đầu chỉ là những cái đung đưa nhẹ, nhưng cháu không nín bà lại càng lắc mạnh hơn và thấy cháu dần nín, bà nghĩ rằng cháu thích vậy nên vẫn thường xuyên làm thế để dỗ dành cháu.
"Hội chứng rung lắc" ở trẻ em xảy ra thường xuyên, cha mẹ nên chú ý
Ai cũng biết rằng so với người lớn, sự phát triển thể chất của trẻ còn non nớt, nhất là đối với trẻ sơ sinh mới vài thấng tuổi. Bộ não của trẻ còn non nớt, cha mẹ thường xuyên rung lắc trẻ trong thời gian dài sẽ khiến mô não của trẻ bị chèn ép và gây tổn thương mô não không thể phục hồi.
Trong y học có một thuật ngữ đặc biệt gọi là "Hội chứng rung lắc". Hội chứng rung lắc trẻ là một chấn thương não nghiêm trọng, thường xảy ra khi bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu gắt hay thất vọng, thường bởi trẻ không ngừng khóc. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường là do việc rung lắc quá mạnh nhằm dỗ cho trẻ nín khóc, thói quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác đơn giản khi chơi đùa với trẻ như: bế xốc, tung cao trẻ, bế trẻ đưa lên hạ xuống nhanh, bế trẻ đưa qua đưa lại như trò chơi máy bay… Trẻ có thể gặp nguy hiểm dù chỉ với 5 giây lắc. Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.
Vì vậy, cha mẹ phải thận trọng với việc lắc lư trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trước 10 tháng tuổi. Khi trẻ quấy khóc, cha mẹ có thể ôm trẻ vào lòng và đung đưa nhẹ để xoa dịu trẻ, nhưng chú ý không được quá mức. Ngoài ra cần phải chú ý tư thế bế trẻ phái đúng, nếu không có thể gây tổn thường cột sống và não bộ của trẻ.
Chú ý 3 điểm sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Cho con ăn theo cữ
Vì dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ nhưng đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển nhanh nên mẹ phải cho trẻ bú đúng giờ, kiểm soát lượng bú mỗi lần và tăng số lần bú một cách hợp lý. Và đối với trẻ sơ sinh thì việc nôn trớ là tương đối bình thường, nhìn chung tình trạng này có thể xảy ra cho đến khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi. Để giảm bớt triệu chứng nôn trớ, mẹ nên vỗ ợ hơi sau mỗi lầni cho trẻ bú, để đầu trẻ dựa vào mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ.
2. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho bé
Sự phát triển khỏe mạnh của trẻ không thể tách rời với giấc ngủ đầy đủ, khi trẻ mới sinh, thời gian ngủ hàng ngày thậm chí có thể lên tới khoảng 20 giờ, cha mẹ nên tạo môi trường thoải mái cho trẻ khi ngủ, tránh phát ra âm thanh và đảm bảo giấc ngủ đủ cho trẻ .
3. Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm môi trường
Sức đề kháng cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu và các bé sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Đối với trẻ nhỏ, nên duy trì nhiệt độ phòng từ 24-25℃, độ ẩm khoảng 50% là phù hợp.
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ phải cẩn thận, không sử dụng phương pháp lắc lư, tung hứng để dỗ dành, cũng không nên mạnh tay với trẻ. Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc, bạn có thể xem đã đến giờ cho con bú hay trẻ có nhu cầu gì khác, thay vì ôm trẻ lắc lư thật mạnh. Điều đáng nói là nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ khó chịu nào về thể chất, phải kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn kiểm tra, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.