Bạn chọc con trai 4 tuổi bị câm, mẹ đưa đến bệnh viện thì phát hiện bất thường trên lưỡi, nhưng bác sĩ lại chỉ ra nguyên nhân khác
Đối với bố mẹ, con cái là điều thiêng liêng nhất mà thượng đế ban tặng. Người nào cũng muốn con có thể lớn lên khỏe mạnh. Tuy nhiên, đến khi con cái không được bình thường như bao đứa trẻ khác thì cũng là lúc bố mẹ không ngừng tự trách mình.
Mọi người đều biết, theo bình thường, một đứa trẻ có thể bắt đầu nói chuyện, giao tiếp được từ 9 tháng tuổi. Nhưng trường hợp của bé Đông Đông ở Vũ Hán, Trung Quốc lại đặc biệt hơn. Năm nay Đông Đông vừa tròn 4 tuổi, bé đã đi học được 1 năm nhưng chỉ giao tiếp được một vài từ đơn giản nhưng lại không nói rõ, có đôi khi Đông Đông nói chuyện rất khó khăn. Bọn trẻ trong lớp thường xuyên chọc ghẹo cậu bé là bị câm, bị ngọng khiến Đông Đông buồn tủi và thường xuyên khóc.
Ảnh minh họa
Cô Linh - mẹ của Đông Đông cho biết, gia đình của cô xuất thân từ vùng quê xa xôi nên giọng nói cũng là giọng địa phương. Cô Linh là người hiểu tình hình của con trai nhất, nhưng nhiều người khuyên cô đừng quá gấp gáp, trẻ chỉ đơn giản là chậm nói, không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên đến giờ này việc Đông Đông phải hứng chịu sự chọc ghẹo của bạn bè khiến cô không khỏi đau lòng. Cuối cùng, cô quyết định mang Đông Đông đến bệnh viện để kiểm tra.
Ảnh minh họa
Trước trường hợp này, bác sĩ phát hiện thắng lưỡi của Đông Đông bị dính nên khiến cậu bé khó khăn trong việc giao tiếp. Hướng điều trị trước mắt là cắt thắng lưỡi, nhưng bác sĩ nhấn mạnh việc dính thắng lưỡi không quyết định được việc trẻ chậm nói hay không mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Bác sĩ nói thêm, nếu như Đông Đông sau khi cắt thắng lưỡi vẫn không nói chuyện thì bố mẹ nên đưa cậu bé điều trị về tâm lý.
Dính thắng lưỡi hay còn gọi là thắng lưỡi ngắn, tức là màng niêm mạc này ngắn và dính vào sát đầu lưỡi làm cho lưỡi di động kém. Bệnh này thường khiến trẻ nhỏ khó bú, chậm tăng cân. Khi lớn hơn sẽ phát âm không rõ một số âm tiết, gây khó khăn trong quá trình giao tiếp. Các chuyên gia khẳng định, lưỡi có vai trò quan trọng trong việc nói và phát âm, nhưng lưỡi và thắng lưỡi không phải là nguyên nhân gây chậm nói. Việc trẻ con chậm nói tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
Trẻ bị dính thắng lưỡi.
- Tai: Nhiều người nghĩ rằng miệng là cơ quan phát âm có liên quan đến việc chậm nói, nhưng thật ra tai là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nói và phát âm của trẻ. Trẻ nghe kém hoặc điếc sẽ bị ngọng, bị chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói hoặc không thể giao tiếp bằng lời nói, tức là câm.
- Não bộ: Trẻ con sinh non, bị bại não, viêm não cũng có nguy cơ cao bị chậm nói.
- Di truyền: Trẻ mắc một số bệnh lý như hội chứng Down, Treacher Collin, Hunter-Hurler, trẻ có tạng cơ mềm nhão chậm phát triển vận động.
- Rối loạn phát triển: Trẻ có những triệu chứng tự kỷ, không có môi trường phát triển (thường là trẻ mồ côi), trẻ xem tivi nhiều, ăn uống khó khăn cũng bị chậm nói.
(Nguồn: Sohu)