Thờ ơ với vết bầm trên người con trai, đến khi biết đó là bệnh nguy hiểm mẹ không ngừng dằn vặt mình quá vô tâm
Câu chuyện của cô Chấn Điền là lời nhắc nhở cho các bậc phụ huynh khác không nên xem nhẹ những dấu hiệu bất thường trên cơ thể con trẻ.
Mới đây, một người mẹ tên Chấn Điền sống ở khu gần vịnh Tạ Gia, Cửu Long Phà, Trùng Khánh, Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của con trai 6 tuổi lên mạng xã hội. Theo đó, cô cũng nhắc nhở những bậc phụ huynh khác không nên xem nhẹ những vết bầm trên cơ thể của con, vì đôi khi chúng là dấu hiệu của những căn bệnh nghiệm trọng.
Cô Chấn kể, vào tháng trước, sau khi đón con từ trường mẫu giáo về, cô phát hiện đầu gối cậu bé có 2 vết bầm kích thước bằng quả óc chó. Tuy nhiên, như bao đứa trẻ khác, cô nghĩ rằng do con chơi trong trường nên va vào đâu đó nên có vết bầm, chỉ cần để vài ngày sẽ hết và không quá quan tâm. Thật bất ngờ, hai ngày sau, những vết bầm trên đầu gối cậu con trai không những không thuyên giảm mà còn lan ra nhiều hơn. Chưa ngừng ở đó, một số vùng khác trên cơ thể như tay chân và mặt cũng bắt đầu xuất hiện nhiều vết bầm tương tự. Quá sợ hãi, cô Chấn nhanh chóng đưa con đến bệnh viện địa phương để kiểm tra. Các bác sĩ cho biết, theo chẩn đoán ban đầu nghi ngờ cậu bé bị Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (hay còn gọi là ung thư bạch cầu).
Sau khi hay tin, cô Chấn không thể giữ nổi bình tĩnh. Bác sĩ nói thêm, vì tính chất nghiêm trọng của bệnh nên con trai cô Chấn được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng Đại học Y Trùng Khánh để điều trị. "Bây giờ tình trạng thằng bé không hề ổn định và nó có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào", cô Chấn chia sẻ. Được biết, cô Chấn đã ly hôn và một mình cô nuôi nấng đứa trẻ. Hiện tại, cô đã tạm thời dừng công việc để dành toàn bộ thời gian chăm sóc con trai.
Cô Chấn muốn chia sẻ câu chuyện của con trai để nhắc nhở các bậc phụ huynh khác không nên xem thường những vết bầm dù nhỏ trên người của trẻ và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa trực thuộc Khoa huyết học của bệnh viện Tây Nam cũng biết được câu chuyện này và nhắc nhở bố mẹ rằng khi thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức, không chần chừ:
- Phải xác nhận rằng vết bầm xuất hiện bất ngờ, không có ngoại lực bên ngoại tác động như va đập, trầy xước.
- Sau khi vết bầm xuất hiện, từ 3 đến 5 ngày không có dấu hiệu tiêu tan, thuyên giảm mà ngày càng nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Màu da cơ thể chuyển sang màu xanh và tím, kèm theo cảm lạnh, sốt, sưng hạch, chảy máu nướu và các triệu chứng bất thường khác.
Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL), còn được gọi là ung thư bạch cầu lymphô bạch cầu cấp tính và bạch cầu lympho cấp, là một bệnh ung thư máu xảy ra khi các tế bào bạch cầu bất thường (bạch cầu) tích tụ trong tủy xương. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu lymphocytic cấp xảy ra nhiều nhất ở những người dưới 15 tuổi hoặc trên 45 tuổi. Tuy nhiên bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp chẩn đoán bệnh bạch cầu ở trẻ em dưới 15 tuổi (đặc biệt từ 2 đến 4 tuổi), rất hiếm khi người lớn phát triển bệnh này.
(Nguồn: Sohu)