7 nguyên nhân đáng kinh ngạc làm trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời
Các mẹ bầu cần biết rằng những điều xảy ra trong quá trình mang thai có thể khiến cho trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời.
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều mong muốn con mình được sinh ra thật khỏe mạnh. Điều đầu tiên được quan tâm nhất là trọng lượng của em bé khi mới sinh. Một đứa trẻ được sinh ra càng nặng, người mẹ càng cảm thấy vui mừng và hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như một đứa trẻ sơ sinh nhẹ cân ngay lúc chào đời, nó có thể trở thành mối quan tâm cho cả gia đình.
Vậy trẻ sơ sinh với cân nặng như thế nào thì được coi là thấp? Thông thường những em bé mới sinh ra có khối lượng dưới 2.5kg được coi là có trọng lượng thấp. Và nếu trọng lượng của em bé dưới 1kg thì được phân vào loại là cực kỳ thấp. Em bé sơ sinh có cân nặng quá thấp có nguy cơ tăng khả năng mắc phải các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng, tiêu hóa và thậm chí là thần kinh.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân có thể khiến người lớn lo lắng (Ảnh minh họa).
Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân đã được các chuyên gia đưa ra sau khi nghiên cứu và thảo luận :
1. Sinh non
Nếu em bé được sinh ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Trong trường hợp này, em bé đã không ở đủ lâu trong bụng mẹ để phát triển đầy đủ và em bé cũng chưa đạt được cân nặng trung bình đối với một trẻ sơ sinh.
2. Mẹ sinh nhiều con một lần
Việc mẹ sinh nhiều con một lần có thể khiến cho trẻ sinh ra với trọng lượng thấp do phải chia sẻ chất dinh dưỡng cùng với các anh chị em (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh có thể sẽ không có đủ khối lượng tối thiểu khi người mẹ sinh đôi, sinh ba, sinh bốn hoặc nhiều hơn trong một lần. Điều này xảy ra vì khi có quá nhiều em bé trong bụng mẹ, sức ép lên tử cung của mẹ là nhiều hơn và các em bé phải chia sẻ dinh dưỡng với nhau. Kết quả là các em bé được sinh ra với cân nặng không đủ tiêu chuẩn.
3. Mẹ uống nhiều rượu
Việc các bà mẹ uống rượu trong thời kỳ mang thai cực kỳ có hại cho em bé. Khi mẹ uống rượu, các hóa chất được truyền vào bên trong thai nhi và có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho trẻ sơ sinh và có thể dẫn đến sự ức chế tăng trưởng của trẻ.
4. Sự hạn chế tăng trưởng của nội tiết tử cung (IUGR)
Một người mẹ mắc hội chứng IUGR có thể sinh con ra có trọng lượng thấp (Ảnh minh họa)
IUGR là tình trạng mà bào thai không phát triển bên trong tử cung theo đúng mức độ của nó mà nhỏ hơn. Vì vậy, nếu như một em bé được sinh ra đúng ngày mà vẫn có trọng lượng cơ thể thấp thì có thể là do em bé gặp phải trường hợp IUGR. IUGR có 2 loại: đối xứng và không đối xứng. IUGR không đối xứng chủ yếu xảy ra do thiếu dinh dưỡng và huyết áp cao trong thai kỳ. Trong khi đó, IUGR đối xứng thì được gây ra bởi một số bất thường về nhiễm sắc thể, nhiễm trùng tiết niệu và các yếu tố liên quan đến lối sống của mẹ.
5. Tiểu đường
Người mẹ mắc bệnh tiểu đường trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non và dẫn đến việc trẻ được sinh ra với khối lượng thấp. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trong khi mang thai vẫn có thể được điều trị một cách dễ dàng bằng việc tập thể dục phù hợp kết hợp với chế độ ăn và uống thuốc. Điều quan trọng là các bà mẹ cần thay đổi lối sống một cách phù hợp theo yêu cầu của thai kỳ
6. Động kinh
Động kinh xảy ra khi người mẹ mang thai có huyết áp cao và điều này có thể dẫn đến tổn thương thận. Điều này cũng giống như những trường hợp khác khi mang thai, nó làm ảnh hưởng đến việc nhau thai cung cấp không đủ máu và chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh làm cho trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Việc mẹ bị động kinh trong khi mang thai cũng có thể sinh ra con với cân nặng không đạt chuẩn (Ănh minh họa)
7. Nhiễm trùng
Người mẹ khi mang thai có thể dễ bị nhiễm trùng hơn do hệ thống miễn dịch yếu. Nếu như những nhiễm trùng này không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng khác nhau khi sinh và một trong những biến chứng này là trẻ được sinh ra với trọng lượng thấp.
Với những ảnh hưởng rất đáng ngại từ việc trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời, điều bạn cần làm là tránh những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra với trọng lượng thấp như trên và thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai để có thể sinh ra một em bé lớn và khỏe mạnh.
Nguồn: Mom