7 điều mẹ bầu cần phải biết ở tuần mang thai thứ 39

Thủy Linh,
Chia sẻ

Khi thai kỳ được 39 tuần tuổi là lúc người mẹ cảm nhận được rõ nhất những biến đổi lớn trong cơ thể. Đây cũng là chính thời điểm người mẹ nên bắt đầu chuẩn bị cho sự chào đời của thiên thần nhỏ.

1. Thai nhi đã phát triển đầy đủ trong bụng mẹ

Tuần thai thứ 39 là thời kỳ dưới da của thai nhi đã bắt đầu hình thành một lớp mỡ có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ sau khi chào đời. Các lớp da bên ngoài của thai nhi bong ra và được thay thế bởi một lớp da mới. Vào thời điểm này, thai nhi thường lớn bằng một quả dưa hấu nhỏ, nhưng có thể nặng hơn một chút nếu là con trai. Trong tuần tiếp theo, trẻ sẽ bằng một quả bí ngô cỡ nhỏ.
 
Thai nhi được 39 tuần chuẩn bị ra đời.
 
2. Những thay đổi của cơ thể và những điều người mẹ nên chuẩn bị tâm lý để trải qua

Mẹ bầu mang thai tuần 39 sẽ cảm thấy áp lực và mệt mỏi bởi những biến đổi trong cơ thể, và có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Một vài triệu chứng có thể đến với người mẹ mang thai ở thời kỳ này:

- Cơ thể bị phù nề;
- Bầu ngực căng hơn và trở nên nhạy cảm hơn;
- Sữa non ra sớm;
- Chuyển dạ giả.

Lúc này, mẹ bầu khó có thể tự mình đứng lên khi đang ngồi hoặc nằm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi cơ thể người mẹ đang bị phù nề. Hơn nữa, bầu vú cũng trở nên nhạy cảm và căng tròn hơn, và sữa non bắt đầu chảy rỉ ra. Nhiều bà mẹ cũng gặp phải hiện tượng này trong suốt thời gian thai kỳ của học. Sữa non chỉ ngừng chảy khoảng hai ngày sau sinh khi mẹ đã bắt đầu có sữa. Cơ thể mẹ bầu sẽ tự “chuẩn bị sẵn sàng” cho việc sinh nở, vì vậy mẹ không cần lo lắng nếu thấy hiện tượng sữa non chảy rỉ.
 
Cơ thể mẹ có nhiều biến đổi khi mang thai tuần thứ 39, mẹ cần xác định những thay đổi đó là bình thường hay bất thường để xử lý kịp thời.
 
Chuyển dạ giả chỉ xảy ra vào tuần thứ 39 của thai kỳ. Nếu bất chợt cảm thấy từng cơn đau co thắt, mẹ bầu cần phải hết sức bình tĩnh và xác định xem lần chuyển dạ này là thật hay giả. Gợi ý cho mẹ cách đơn giản nhất để phân biệt chuyển dạ thật với cơn co thắt tử cung bình thường đó là, bạn sẽ không thể nói chuyện và đi lại bình thường nếu thực sự đang chuyển dạ.

3. Nếu mẹ bầu bị vỡ nước ối

Nếu mẹ bầu bị vỡ nước ối và cảm nhận được cơn đau do chuyển dạ gây ra, mẹ phải ngay lập tức báo cho người thân và đến bệnh viện. Điều quan trọng là không được hoảng sợ vì trẻ sẽ chưa ra đời ngay lúc đó – thậm chí có thể 12 tiếng sau bạn mới sinh, nhưng hãy đến bệnh viện trong thời gian ngắn nhất có thể. 

Nếu bác sĩ dự báo sẽ chuyển dạ trong tuần thai thứ 39 này, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng đến bệnh việc bất cứ lúc nào – túi quần áo và những đồ dùng quan trọng khác – vì bạn không thể biết được chắc chắn lúc nào nước ối sẽ bị vỡ cả.

4. Trẻ có khỏe mạnh không khi chào đời vào thời điểm này?

Tất cả các bộ phận của cơ thể thai nhi 39 tuần tuổi đều phát triển đầy đủ và tự thực hiện chức năng của mình mà không cần phụ thuộc vào cơ thể người mẹ. Ngay sau khi được sinh ra, trẻ sẽ bắt đầu dùng phổi để thở. Mặt khác, nếu trong tuần thai thứ 39 này người mẹ vẫn chưa chuyển dạ thì thai nhi sẽ tiếp tục lớn lên trong bụng mẹ. Do đó, tuần thứ 39 là thời điểm thích hợp nhất cho trẻ chào đời.

5. Một vài lời khuyên cho mẹ bầu

Sinh con là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời người làm mẹ, nhưng cũng là thử thách đau đớn và khá đáng sợ. Mẹ bầu mang thai tuần thứ 39 sẽ rất nóng lòng chào đón thiên thần nhỏ chào đời nhưng không có nghĩa là họ không lo lắng hay bất an, đặc biệt khi đây là đứa con đầu lòng.

Dưới đây là một vài vấn đề và mẹo nho nhỏ mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai được 39 tuần:

- Mất ngủ - vấn đề phổ biến nhất ở người đang mang bầu, và cách tốt nhất để khắc phục là mẹ bầu hãy ngả lưng trên một cái ghế thoải mái;

- Uống nhiều nước và ăn thực phẩm bổ dưỡng;

- Tránh xa căng thẳng, thưởng thức những bản nhạc yêu thích hay tham gia những hoạt động giải tỏa áp lực;

- Đi bộ - hoạt động thể chất rất tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi;

- Không sử dụng các sản phẩm hóa chất làm đẹp, như thuốc nhuộm tóc; nếu băn khoăn mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến chuyên gia.

Đi bộ vừa tốt cho thai nhi vừa có ích cho sự chuyển dạ của mẹ.
 
Nếu cơn đau chợt đến, mẹ bầu cần thông báo ngay lập tức cho người thân hay bác sỹ gia đình.

6. Cơ thể người mẹ sẽ thay đổi ra sao sau khi sinh con?

Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi và khôi phục lại như trước. Mẹ sẽ giảm cân nhanh chóng nhưng chỉ giảm so với lúc đang mang bầu, và không thể lấy lại vóc dáng trong một vài ngày ngắn ngủi. Một thời gian sau, cơ thể mẹ sẽ trông giống như trước nhưng vòng eo chưa chắc đã thực sự thon gọn.

Vì thế, nếu muốn giảm cân, các mẹ nên bắt đầu tập thể dục, ăn ít hơn nhưng đừng quá nóng vội. Hãy bắt đầu luyện tập với những hoạt động đơn giản như đi bộ và dần dần làm quen với các bài tập phức tạp đòi hỏi nhiều sức lực hơn. Tuy nhiên, các mẹ vẫn phải duy trì chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng, không nên ăn kiêng quá đà trong thời gian cho con bú.

Sau sinh, các tế bào của tử cung sẽ bắt đầu bong ra dẫn đến tình trạng bài tiết sản dịch – gần giống hiện tượng kinh nguyệt. Mẹ sẽ cảm thấy mình đang đến “kỳ”, nhưng dần dần màu sắc của sản dịch sẽ thay đổi – từ đỏ sang trắng – đến khi hết hẳn.

7.  Trầm cảm sau sinh
 
Sau khi sinh, không chỉ cơ thể mẹ biến đổi mà tình trạng tâm lý cũng thay đổi theo.
 
Điều này cực kỳ quan trọng với cả bố và mẹ. Ngay sau khi sinh con, tâm trạng của mẹ có một chút lẫn lộn, mẹ sẽ thấy thật mệt mỏi, chán nản, có khi muốn khóc, lo lắng hay buồn bực. Tình trạng này thường không kéo dài, nhưng khi đó mẹ cần sự quan tâm, đồng cảm của người chồng và các thành viên trong gia đình.

Trước khi mẹ bị trầm cảm, các ông bố nên bắt đầu chuẩn bị tâm lý. Tốt nhất, bố hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và những người làm bố khác đã từng trải qua tình cảnh này. Nếu không tìm được ai đủ tin cậy để hỏi, bố có thể tìm trên mạng những câu chuyện có thật và tự rút ra kinh nghiệm. Chứng trầm cảm sau sinh của mẹ thường chỉ diễn ra trong hai tuần đầu.

Một vài mẹ bầu sẽ không gặp phải những triệu chứng trên đây, nhưng những điều được đề cập trong bài là những vấn đề phổ biến thường gặp nhất. Nếu mẹ cảm thấy bất kỳ cơn đau nào, hay thai nhi không cử động nhiều như trước nữa, hãy đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Mẹ và gia đình cần xử lý kịp thời mọi vấn đề xảy ra. Đừng đợi đến khi cơn đau biến mất.
                                                                                                                        (Nguồn: lifehack)    
 
Chia sẻ