6 việc bố mẹ cần làm để trẻ chơi điện thoại, ipad an toàn
Làm sao để trẻ chơi điện thoại, máy tính bảng một cách an toàn và không vô tình xóa mất các địa chỉ liên lạc, tin nhắn, email quan trọng của bố mẹ?
1. Đăng xuất khỏi các dịch vụ mua sắm
Một trong những điều đầu tiên bạn có thể làm để đảm bảo điều này không xảy ra với mình là đăng xuất khỏi các dịch vụ mua sắm và bất kỳ tài khoản cá nhân nào lưu trữ thông tin thẻ tín dụng của bạn. Ngay cả khi bạn đóng một ứng dụng hoặc một cửa sổ trình duyệt trước khi đưa cho trẻ chơi điện thoại hay máy tính bảng của mình thì những dịch vụ này vẫn giữ cho bạn được quyền đăng nhập. Đăng xuất bất cứ khi nào bạn không còn dùng chương trình/dịch vụ đó nữa cũng sẽ giúp hỗ trợ trong việc ngăn ngừa những quảng cáo không mong muốn. Bạn cũng đừng quên bỏ chọn ký hiệu ở ô "tiếp tục đăng nhập" mà hầu hết các trang web đều có.
2. Cài đặt mã pin/mật khẩu trên tất cả các thiết bị
Một số thiết bị điện tử giúp bạn có thể chọn cách mở màn hình bằng hình vẽ thay vì một mật khẩu. Và trẻ nhỏ rất dễ nhớ cách mở khóa điện thoại hay máy tính bảng của bạn. Để tránh việc trẻ có thể tự truy cập vào thiết bị điện tử của bạn, bạn nên lập một mật khẩu bằng số và chữ chẳng hạn. Một mật khẩu an toàn sẽ làm lũ trẻ không thể mở máy và xóa đi những dữ liệu quan trọng trong đó.
3. Bảo vệ màn hình máy tính, điện thoại
Lưu ý này áp dụng cho các thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính xách tay... Khi cho trẻ chơi điện thoại hay các thiết bị công nghệ khác, chúng có thể làm rơi khiến màn hình bị trầy xước, vỡ và hỏng các bộ phận thuộc phần cứng của thiết bị. Vì vậy, bảo vệ màn hình thiết bị điện tử giúp tránh trầy xước khi va đập nói chung, và giữ cho màn hình được sạch bóng là điều không thể bỏ qua.
Với trẻ đã đi học và nhận thức được vấn đề, bố mẹ có thể trao đổi, thỏa thuận với bé về việc sử dụng điện thoại của bố mẹ.
4. Thiết lập sự kiểm soát
Bố mẹ có thể kiểm soát các chương trình trong hệ điều hành trên điện thoại di động, máy tính bảng… của mình. Nếu bạn cho phép trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc máy tính bàn, bạn đừng quên vô hiệu hóa các trang web mà bạn không muốn trẻ nhìn thấy, và ngăn chặn chúng truy cập vào các email công việc, thông tin ngân hàng, mua sắm trực tuyến trên các trang web.
5. Sạc điện thoại an toàn
Nhiều bố mẹ có thói quen cắm sạc cố định ở ổ cắm hoặc sạc điện thoại, máy tính đầy pin không rút ra ngay trong khi trẻ nhỏ thường hiếu động, có thể tưởng đó là đồ chơi… cầm lên, nghịch… Đã có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi trẻ nghịch sạc điện thoại và bị giật dẫn đến tử vong. Bố mẹ cần chú ý để điện thoại đang sạc xa tầm với và tầm mắt của trẻ. Những ổ điện ở thấp nên hạn chế sử dụng, khi không dùng đến cần dùng băng dính cách điện dán lại. Bố mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng điện thoại trong khi đang sạc để tránh những tai nạn không mong muốn.
6. Đặt ra nguyên tắc
Với trẻ đã đi học và nhận thức được vấn đề, bố mẹ có thể trao đổi, thỏa thuận với bé về việc sử dụng điện thoại của bố mẹ. Bố mẹ có thể định ra những nguyên tắc cơ bản như trẻ chỉ được sử dụng điện thoại khi có bạn ở bên cạnh, nhưng ngoài ra cũng cần phải chỉ cho trẻ biết cách dùng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp.