6 sự thật khiến các mẹ “ngã ngửa” khi mang thai
Những thông tin hữu ích và thú vị về quá trình mang thai dưới đây sẽ khiến nhiều mẹ bất ngờ về hành trình mang nặng đẻ đau của mình.
Sức mạnh của tử cung
Hầu hết các mẹ không biết điều này nhưng sự thật là tử cung của người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ. Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng có hình quả lê dốc ngược, phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, phần dưới nhỏ dài gọi là cổ tử cung. Cổ tử cung gắn chặt với âm đạo còn đáy tử cung được kết nối với ống dẫn trứng. Trong quá trình mang thai, thai nhi nằm trong tử cung và phát triển hoàn toàn cho đến lúc lọt lòng mẹ.
Có thể mẹ không ngờ rằng tử cung phát triển theo cấp số nhân khi mẹ mang thai. Trước khi mang thai, tử cung bằng khoảng quả cam và nằm sâu trong xương chậu. Khi mang thai đến khoảng tuần thứ 12, tử cung có kích thước bằng khoảng quả bưởi, bắt đầu to dần và vượt qua khung xương chậu.
Đến 3 tháng giữa thai kỳ, tử cung sẽ phát triển nhanh chóng và có thể lớn bằng quả đu đủ. Lúc này, tử cung không thể nằm trọn trong xương chậu được nữa và sẽ lớn hơn, nằm giữa rốn và ngực của mẹ. Tử cung càng lớn, càng chèn ép lên các cơ quan khác, khiến chúng phải di dời khỏi những vị trí vốn có của mình. Tử cung lớn dần cũng khiến rốn mẹ bầu có xu hướng lồi ra nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi mẹ sinh bé.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của mẹ có thể to bằng khoảng một quả dưa hấu. Gần đến ngày dự sinh, mẹ sẽ cảm thấy một lực chèn ép ở khu vực xương chậu, đó là do em bé đã sẵn sàng để chào đời.
Sau khi vừa sinh xong, toàn bộ tử cung sẽ sa xuống, đôi khi chúng sa xuống khá thấp và mẹ có thể sờ thấy cổ tử cung ở khá gần với cửa âm đạo. Tuy nhiên, chúng sẽ dần co bóp để hồi phục kích thước và trở lại vị trí ban đầu. Sẽ mất khoảng 6 tuần để tử cung hồi phục hoàn toàn sau một ca sinh nở.
Xương cốt của mẹ như rời ra
Mang thai mang lại nhiều thay đổi cho cơ thể người phụ nữ. Một trong số đó là hormone relaxin (được sản xuất bởi buồng trứng và nhau thai). Hormone này được giải phóng ở cuối kỳ mang thai nhằm làm giãn cổ tử cung, chuẩn bị cho việc sinh nở của mẹ. Rất nhiều mẹ cảm thấy mình như nghe được âm thanh tiếng xương chậu vỡ ra khi những ngày sinh bé đến cận kề. Tuy nhiên, thực tế thì các xương trong cơ thể mẹ không hề bị vỡ ra, nhưng nó cũng không thể trở lại vị trí ban đầu – theo một bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Sinai ở Baltimore, Mỹ.
Mang thai khi có thai
Mẹ có tin rằng mình vẫn có khả năng có thai khi đã mang thai – có em bé trong bụng? Việc quan hệ vào những thời điểm khác nhau trong thời kỳ mang thai, mà không sử dụng biện pháp tránh thai có thể dẫn đến việc mẹ mang thai thứ hai. Trong thực tế, mẹ có thể mang thai hai bé vào hai ngày hoàn toàn riêng biệt.
Xuất hiện đường kẻ đen đáng sợ ở bụng
Mẹ có biết có một lớp lông đen nhìn rất ghê và đáng sợ sẽ xuất hiện theo một đường dọc từ vùng thượng vị kéo đến qua rốn của mẹ trong thời gian mang thai? Nhiều người cho rằng nó xuất hiện đột ngột trong quá trình mang thai, nhưng điều đó không đúng. Lớp lông làm thành đường chỉ này luôn luôn tồn tại trên cơ thể mẹ nhưng nó không dễ nhìn thấy trước khi mẹ mang thai. Mẹ thấy nó xuất hiện rõ hơn, nhìn ghê hơn khi mang thai vì có sự tác động của hormone kích thích sắc tố.
Mẹ sẽ “lạch bạch như vịt bầu”
Khi mang thai, vóc dáng cơ thể mẹ trông sẽ nặng nề hơn, bước đi của mẹ cũng chậm chạp hơn nhiều so với người bình thường – một phần do kích thước bụng bầu, phần vì mẹ đi chậm để đảm bảo từng bước an toàn cho mẹ và bé. Mẹ đừng tự ti và xấu hổ vì bản thân trở nên chậm chạp, bởi vì mẹ đang nuôi dưỡng thiên thần nhỏ đáng yêu bên trong cơ thể của mình. Và chuyện “lạch bạch như vịt bầu” cũng giúp mẹ thư giãn, thả lỏng cơ thể trong từng bước đi của mình.
Cho bé bú giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng
Việc cho bé bú sữa mẹ không chỉ tốt cho bé mà còn tốt cho cả mẹ. Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bé, sữa mẹ còn chứa đầy đủ các kích thích tố, giúp cho tử cung nhanh trở lại kích thước ban đầu. Hơn nữa, việc cho bé bú có thể giúp mẹ đốt cháy 600 calo một ngày để mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng như khi chưa bầu bí.