6 quan niệm sai lầm về sự phát triển của bé
Có nhiều quan niệm về sự phát triển của bé chưa thực sự chính xác mà mẹ nên biết để không bị mắc sai lầm.
1. Đồ chơi đắt tiền làm bé thông minh hơn
Quan niệm: Bé cần đồ chơi đắt tiền để kích thích não tối đa.
Thực tế: Không có bằng chứng rằng một số đồ chơi cụ thể, đắt tiền sẽ làm bé thông minh hơn.
Bé học hỏi bằng cách khám phá môi trường, chính quá trình này sẽ kích thích trí thông minh cho bé. Thực tế, những đồ chơi đắt tiền, phức tạp không cần thiết. Tương tự, với lời khuyên nên chọn đồ chơi có màu sắc tương phản như đen – trắng cho bé sơ sinh thì cha mẹ cũng tránh hiểu lầm là chọn tất cả đồ chơi, quần áo, hay trang trí màu tường đen – trắng sẽ làm bé thông minh hơn.
2. Chậm nói
Quan niệm: Nếu bé chậm nói thì không cần lo lắng bởi lớn lên, bé sẽ nói được.
Thực tế: Nên cho bé đi khám sớm nếu bé bị chậm nói.
Cha mẹ cần biết, ngôn ngữ bao gồm: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ cử chỉ. Nhiều bé chỉ chậm nói nhưng vẫn có khả năng nghe - hiểu, biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ thì có thể chưa lo lắng lắm. Nhưng nếu bé chậm nói và cũng không giao tiếp (nghe - hiểu, phản ứng lại bằng cử chỉ, điệu bộ) thì có khả năng bé mắc tự kỷ hoặc các rối loạn khác mà cần đưa con đi khám sớm.
3. Con gái út và khả năng ngôn ngữ
Quan niệm: Bé gái út trong nhà thường chậm nói hơn.
Thực tế: Thứ tự sinh có thể đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ nhưng không phải yếu tố quyết định. Cha mẹ nên cảnh giác với bất kỳ sự chậm trễ nào trong ngôn ngữ của bé, dù đó có phải là bé út trong nhà hay không.
4. Sách và thị lực của bé
Quan niệm: Bé để sách quá gần sẽ khiến thị giác suy yếu.
Thực tế: Bé để sách sát với mắt cũng không thể làm hại thị giác, trừ khi bé đã biết đọc (đọc sách quá gần có thể gây cận thị). Ở bé còn nhỏ, để sát sách vào giống như một hoạt động vui chơi, chứ không phải đọc sách.
5. Hiểu về chiều cao của bé
Quan niệm: Chiều dài bé sơ sinh quyết định chiều cao khi trưởng thành.
Thực tế: Chiều dài bé sơ sinh không phải yếu tố dự báo chính xác chiều cao trưởng thành. Nhiều người đơn giản nghĩ bé còn nhỏ mà đã dài thì sau này hẳn sẽ cao lắm. Trong khi đó, chiều cao của cha mẹ mới là yếu tố dự báo chiều cao của bé khi trưởng thành tốt.
6. Dị ứng di truyền
Quan niệm: Nếu cha mẹ bị dị ứng hô hấp thì bé cũng vậy. Bố mẹ nào không bị dị ứng thì con cũng thế.
Thực tế: Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn với dị ứng nhưng còn nhiều yếu tố quan trọng khác. Do đó, di truyền không phải luôn quyết định dị ứng ở bé.
Quan niệm: Bé cần đồ chơi đắt tiền để kích thích não tối đa.
Thực tế: Không có bằng chứng rằng một số đồ chơi cụ thể, đắt tiền sẽ làm bé thông minh hơn.
Bé học hỏi bằng cách khám phá môi trường, chính quá trình này sẽ kích thích trí thông minh cho bé. Thực tế, những đồ chơi đắt tiền, phức tạp không cần thiết. Tương tự, với lời khuyên nên chọn đồ chơi có màu sắc tương phản như đen – trắng cho bé sơ sinh thì cha mẹ cũng tránh hiểu lầm là chọn tất cả đồ chơi, quần áo, hay trang trí màu tường đen – trắng sẽ làm bé thông minh hơn.
2. Chậm nói
Quan niệm: Nếu bé chậm nói thì không cần lo lắng bởi lớn lên, bé sẽ nói được.
Thực tế: Nên cho bé đi khám sớm nếu bé bị chậm nói.
Cha mẹ cần biết, ngôn ngữ bao gồm: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ cử chỉ. Nhiều bé chỉ chậm nói nhưng vẫn có khả năng nghe - hiểu, biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ thì có thể chưa lo lắng lắm. Nhưng nếu bé chậm nói và cũng không giao tiếp (nghe - hiểu, phản ứng lại bằng cử chỉ, điệu bộ) thì có khả năng bé mắc tự kỷ hoặc các rối loạn khác mà cần đưa con đi khám sớm.
3. Con gái út và khả năng ngôn ngữ
Quan niệm: Bé gái út trong nhà thường chậm nói hơn.
Thực tế: Thứ tự sinh có thể đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ nhưng không phải yếu tố quyết định. Cha mẹ nên cảnh giác với bất kỳ sự chậm trễ nào trong ngôn ngữ của bé, dù đó có phải là bé út trong nhà hay không.
4. Sách và thị lực của bé
Quan niệm: Bé để sách quá gần sẽ khiến thị giác suy yếu.
Thực tế: Bé để sách sát với mắt cũng không thể làm hại thị giác, trừ khi bé đã biết đọc (đọc sách quá gần có thể gây cận thị). Ở bé còn nhỏ, để sát sách vào giống như một hoạt động vui chơi, chứ không phải đọc sách.
5. Hiểu về chiều cao của bé
Quan niệm: Chiều dài bé sơ sinh quyết định chiều cao khi trưởng thành.
Thực tế: Chiều dài bé sơ sinh không phải yếu tố dự báo chính xác chiều cao trưởng thành. Nhiều người đơn giản nghĩ bé còn nhỏ mà đã dài thì sau này hẳn sẽ cao lắm. Trong khi đó, chiều cao của cha mẹ mới là yếu tố dự báo chiều cao của bé khi trưởng thành tốt.
6. Dị ứng di truyền
Quan niệm: Nếu cha mẹ bị dị ứng hô hấp thì bé cũng vậy. Bố mẹ nào không bị dị ứng thì con cũng thế.
Thực tế: Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn với dị ứng nhưng còn nhiều yếu tố quan trọng khác. Do đó, di truyền không phải luôn quyết định dị ứng ở bé.