6 hành vi khiến bố mẹ khó chịu nhưng có lợi cho con
Không như người lớn, trẻ con thường luôn thể hiện cảm xúc ra bên ngoài. Việc con làm nũng, khóc nhè, la hét hay bực tức đều là cách chúng thể hiện cảm xúc.
Đừng nghĩ những hành vi gây khó chịu ấy con không nên làm, đôi khi chúng lại mang đến những lợi ích bất ngờ dành cho trẻ.
Sau đây là 6 hành vi điển hình:
1. Tự dưng bực tức
Khi những trẻ mới chập chững biết đi cảm thấy khó chịu, chúng sẽ bộc lộ sự tức giận qua những hành động mạnh mẽ. Trẻ sẽ giải tỏa khó chịu bằng cách la hét, khóc lóc, hoặc thậm chí là đấm đá. Sau một hồi “nổi cơm tam bành” như vậy, bé sẽ tự khắc trở lại bình thường. Điều tốt nhất các mẹ làm lúc này là cứ để bé thoải mái thể hiện. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể tạo cho con một phòng “giải tỏa bức xúc” nơi chúng có thể đập phá thứ gì đó, la hét, hoặc khóc nếu muốn để giúp mình nhẹ nhõm hơn. Những tức giận, buồn bã, sợ hãi sẽ nhanh chóng qua đi, và con sẽ mau bình tĩnh trở lại.
2. Dễ khóc
Trước đây trẻ con luôn được bố mẹ dạy không được khóc nhè, bé trai nào khóc bị coi là yếu đuối, còn bé gái nào khóc thì coi là mè nheo. Nhưng thực tế lại cho thấy việc khóc giúp con người giải tỏa được rất nhiều. Một nghiên cứu cho thấy khóc gần như ngay lập tức làm giảm mức độ kích thích tố căng thẳng trong cơ thể. Vì vậy hãy để cho con bạn khóc một cách thoải mái, như vậy sẽ giúp con tự “chữa lành vết thương” về tâm lý và tinh thần mà trẻ gặp phải.
3. Hành động sợ hãi
Nhiều đứa trẻ sợ bóng tối, sợ sấm chớp, cảm thấy lo lắng khi đang ở một nơi mới với người lạ, đặc biệt là không có cha mẹ ở bên. Trẻ nhận biết những gì chúng cảm thấy vì giác quan an toàn của trẻ đang bị đe dọa. Sợ hãi là một điều bình thường, thậm chí là một mách bảo cứu mạng con người. Không nên nói con những câu: “Đừng có mà nhát như cáy” hay “Sao con nhát như thỏ đế vậy?”, mà hãy để con thoải mái bộc lộ cảm xúc, kể cả khi bé rùng mình hay run rẩy. Việc con được thể hiện sự sợ hãi cũng là cách giúp bé đối mặt với thực tế, hơn là để bé cảm thấy lo lắng và xấu hổ vì thói nhát gan của mình.
4. Chậm chạp
Hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con mình tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo hay chuẩn bị đến trưởng buổi sáng thật nhanh chóng, và rất khó chịu nếu con cứ chậm chạp lề mề. Việc con làm quen với thời gian biểu của gia đình cũng như làm chủ được quỹ thời gian của chúng thì cần phải có sự thích nghi dần dần. Nếu bé hành động chậm chạp, có thể bé đang thể hiện sự khó chịu của mình với thay đổi nào đó.
Nếu bạn có một đứa con luôn chậm một bước so với mọi người, thay vì tức giận vơi trẻ, bạn nên cho con thêm thời gian hoàn thành công việc của mình. Ví dụ, bạn cho con tranh thủ ăn sáng trong đi xe đến trường, hoặc bảo con dậy sớm hơn để chuẩn bị được đầy đủ. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng tính cách riêng của con, vừa giúp con điều chỉnh đúng với nhịp độ của mọi người.
5. Cầu xin, nài nỉ
Trẻ con trở thành thiên tài khi chúng muốn xin thứ gì đó chúng thích. Chúng trình bày, rồi nài nỉ thậm chí cầu xin cho đến khi bố mẹ phải đầu hàng với đòi hỏi của chúng. Bạn đừng cho đó là hành động không tốt, những gì con làm hóa ra lại rất quan trọng. Con đang học cách kiểm tra giới hạn của bạn và bản thân, học cách đàm phán và thuyết phục người khác lắng nghe mình. Điều quan trọng là trẻ nhận thấy vị trí của chúng đang được xem xét, vì thế hãy bỏ chút thời gian nghe con nói và cân nhắc có đồng ý với yêu cầu của con không. Nhưng bạn nhớ phải thiết lập những giới hạn trong khuôn khổ cho phép để con hiểu không phải lúc nào cũng đòi được những gì chúng muốn.
6. Phản kháng
Khi con bạn giậm chân và la hét: “Không, con sẽ không làm việc đó” thì bé đang bộc lộ một cảm xúc hết sức tự nhiên. Tức giận, phẫn nộ là điều bé nên thể hiện ra ngoài. Nhưng nếu con biểu hiện thái quá, bạn nên giải thích cho con hiểu chúng đang cần được giúp đỡ, và bạn luôn sẵn sàng ở bên để nghe con tâm sự. Khi con thực sự ương bướng không nghe, bạn hãy để cho con một thời gian tĩnh lại. Cho con một mình suy nghĩ và tìm một thời điểm thích hợp khác để con được nói lên những tâm sự của mình.
Sau đây là 6 hành vi điển hình:
1. Tự dưng bực tức
Khi những trẻ mới chập chững biết đi cảm thấy khó chịu, chúng sẽ bộc lộ sự tức giận qua những hành động mạnh mẽ. Trẻ sẽ giải tỏa khó chịu bằng cách la hét, khóc lóc, hoặc thậm chí là đấm đá. Sau một hồi “nổi cơm tam bành” như vậy, bé sẽ tự khắc trở lại bình thường. Điều tốt nhất các mẹ làm lúc này là cứ để bé thoải mái thể hiện. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể tạo cho con một phòng “giải tỏa bức xúc” nơi chúng có thể đập phá thứ gì đó, la hét, hoặc khóc nếu muốn để giúp mình nhẹ nhõm hơn. Những tức giận, buồn bã, sợ hãi sẽ nhanh chóng qua đi, và con sẽ mau bình tĩnh trở lại.
2. Dễ khóc
Trước đây trẻ con luôn được bố mẹ dạy không được khóc nhè, bé trai nào khóc bị coi là yếu đuối, còn bé gái nào khóc thì coi là mè nheo. Nhưng thực tế lại cho thấy việc khóc giúp con người giải tỏa được rất nhiều. Một nghiên cứu cho thấy khóc gần như ngay lập tức làm giảm mức độ kích thích tố căng thẳng trong cơ thể. Vì vậy hãy để cho con bạn khóc một cách thoải mái, như vậy sẽ giúp con tự “chữa lành vết thương” về tâm lý và tinh thần mà trẻ gặp phải.
3. Hành động sợ hãi
Nhiều đứa trẻ sợ bóng tối, sợ sấm chớp, cảm thấy lo lắng khi đang ở một nơi mới với người lạ, đặc biệt là không có cha mẹ ở bên. Trẻ nhận biết những gì chúng cảm thấy vì giác quan an toàn của trẻ đang bị đe dọa. Sợ hãi là một điều bình thường, thậm chí là một mách bảo cứu mạng con người. Không nên nói con những câu: “Đừng có mà nhát như cáy” hay “Sao con nhát như thỏ đế vậy?”, mà hãy để con thoải mái bộc lộ cảm xúc, kể cả khi bé rùng mình hay run rẩy. Việc con được thể hiện sự sợ hãi cũng là cách giúp bé đối mặt với thực tế, hơn là để bé cảm thấy lo lắng và xấu hổ vì thói nhát gan của mình.
4. Chậm chạp
Hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con mình tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo hay chuẩn bị đến trưởng buổi sáng thật nhanh chóng, và rất khó chịu nếu con cứ chậm chạp lề mề. Việc con làm quen với thời gian biểu của gia đình cũng như làm chủ được quỹ thời gian của chúng thì cần phải có sự thích nghi dần dần. Nếu bé hành động chậm chạp, có thể bé đang thể hiện sự khó chịu của mình với thay đổi nào đó.
Nếu bạn có một đứa con luôn chậm một bước so với mọi người, thay vì tức giận vơi trẻ, bạn nên cho con thêm thời gian hoàn thành công việc của mình. Ví dụ, bạn cho con tranh thủ ăn sáng trong đi xe đến trường, hoặc bảo con dậy sớm hơn để chuẩn bị được đầy đủ. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng tính cách riêng của con, vừa giúp con điều chỉnh đúng với nhịp độ của mọi người.
5. Cầu xin, nài nỉ
Trẻ con trở thành thiên tài khi chúng muốn xin thứ gì đó chúng thích. Chúng trình bày, rồi nài nỉ thậm chí cầu xin cho đến khi bố mẹ phải đầu hàng với đòi hỏi của chúng. Bạn đừng cho đó là hành động không tốt, những gì con làm hóa ra lại rất quan trọng. Con đang học cách kiểm tra giới hạn của bạn và bản thân, học cách đàm phán và thuyết phục người khác lắng nghe mình. Điều quan trọng là trẻ nhận thấy vị trí của chúng đang được xem xét, vì thế hãy bỏ chút thời gian nghe con nói và cân nhắc có đồng ý với yêu cầu của con không. Nhưng bạn nhớ phải thiết lập những giới hạn trong khuôn khổ cho phép để con hiểu không phải lúc nào cũng đòi được những gì chúng muốn.
6. Phản kháng
Khi con bạn giậm chân và la hét: “Không, con sẽ không làm việc đó” thì bé đang bộc lộ một cảm xúc hết sức tự nhiên. Tức giận, phẫn nộ là điều bé nên thể hiện ra ngoài. Nhưng nếu con biểu hiện thái quá, bạn nên giải thích cho con hiểu chúng đang cần được giúp đỡ, và bạn luôn sẵn sàng ở bên để nghe con tâm sự. Khi con thực sự ương bướng không nghe, bạn hãy để cho con một thời gian tĩnh lại. Cho con một mình suy nghĩ và tìm một thời điểm thích hợp khác để con được nói lên những tâm sự của mình.