6 điều giúp bạn trở thành những ông bố, bà mẹ tốt
Làm cha mẹ là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên sai lầm lớn nhất của cha mẹ lại là mong muốn trở thành người cha, người mẹ hoàn hảo. Hãy chỉ nên cố gắng trở thành ông bố, bà mẹ tốt trong mắt các con.
Vậy làm thế nào để trở thành bố mẹ tốt?
1. Hãy thể hiện tình yêu với con
Một cái ôm nhẹ nhàng, một chút khích lệ, thậm chí một nụ cười của bạn cũng có thể khiến con cái cảm thấy tự tin và hạnh phúc. Chúng có thể tiến rất xa và làm được nhiều điều vượt trên khả năng của mình nếu được cha mẹ yêu thương và tin tưởng. Hãy nói yêu con bạn mỗi ngày, hãy cho con bạn biết bạn yêu chúng vô điều kiện, và vì chúng là con của bạn.
2. Học cách tôn trọng con
Tránh so sánh con với những đứa trẻ khác, đặc biệt là anh chị em của chúng. Luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ sinh ra mang một cá tính riêng, độc đáo. Tôn trọng tính cách của trẻ, giúp trẻ nhận ra bản thân và theo đuổi ước mơ riêng mới là điều một bậc phụ huynh tốt nên làm.
Hãy dạy trẻ rằng khác biệt là chuyện bình thường, con không cần phải chạy theo đám đông. Để trẻ tự quyết định hành động của mình, nếu sai, bạn hãy chỉ cho con cách đúng, điều đó sẽ giúp con bạn hình thành tính tự quyết thay vì chỉ biết làm theo mệnh lệnh của người khác.
Việc biến trẻ thành bản sao của cha mẹ, mong muốn trẻ giống như anh em của chúng sẽ khiến con mặc cảm, tự ti và khiến bạn thất vọng, ghét bỏ chúng. Một lần nữa, bạn nên hiểu rằng con bạn là một cá thể độc lập, chúng lớn lên và trải nghiệm trong sự yêu thương chăm sóc của bạn chứ không phải là cơ hội để bạn sống lại cuộc đời của mình.
Tuy nhiên sai lầm lớn nhất của cha mẹ lại là mong muốn trở thành người cha, người mẹ hoàn hảo. Hãy chỉ nên cố gắng trở thành ông bố, bà mẹ tốt trong mắt các con. (Ảnh minh họa)
3. Tránh chỉ trích con
Thay vì chỉ trích hãy tập trung thay đổi hành vi cho trẻ. Trẻ con thường có xu hướng không tuân theo những nguyên tắc cha mẹ đặt ra, vì vậy hãy khéo léo trong việc dạy dỗ trẻ. Việc chỉ trích sẽ làm tổn thương lòng tự trọ ng và khiến trẻ khó bảo hơn.
Việc đầu tiên cha mẹ không nên làm là đánh giá những người bạn của con. Con sẽ cho rằng cha mẹ không hiểu chúng và càng thân thiết hơn với những đứa trẻ mà bạn không muốn chúng chơi cùng.
Khi con có những hành động như trả thù hay làm tổn thương người khác hãy bình tĩnh. Thay vì hét lên rằng “Con thật xấu xa” hay “Mẹ không ngờ con làm như vậy”, cha mẹ nên từ từ khuyên bảo con, chỉ cho con đấy là hành động không tốt và đưa ra những gợi ý khác.
Một điều quan trọng mà tất cả cha mẹ nên tránh đó là chỉ trích trẻ nơi công cộng, nếu con bạn làm hỏng đồ trong siêu thị, đừng mắng chúng trước mặt mọi người, hãy đưa chúng ra một chỗ kín đáo hơn để nói chuyện. Phụ huynh cũng nên nghiêm khắc khi chỉ ra lỗi sai của trẻ, tránh khiến trẻ cảm thấy lỗi của mình là nhỏ nhặt và tiếp tục tái phạm.
4. Nhất quán trong cách hành xử
Không phải tất cả những quy tắc bạn đưa ra cho trẻ đều đúng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên hãy
cố gắng áp dụng nó mọi lúc có thể, đừng cho trẻ cơ hội nhận ra rằng chúng có thể có ngoại lệ. Ví dụ như, bạn quy định giờ ngủ của con là 9h tối, hãy luôn cho trẻ lên giường vào giờ đó, kể cả trong ngày sinh nhật của con.
5. Cố gắng bình tĩnh khi phán xét con
Rõ ràng trong thưởng phạt. Cần dạy cho trẻ hiểu về hậu quả hành động của chúng. Khi phạt trẻ, cha mẹ hãy chỉ cho chúng lý do, nếu trẻ không hiểu lý do hình phạt sẽ không khiến trẻ thay đổi hành vi của mình.
Cha mẹ nên biết rằng cuộc sống là một giáo viên tuyệt vời. Đừng cố gắng ngăn cấm con nếu những hành động chúng làm không quá nguy hiểm ví dụ, hãy để cho trẻ tự cắt bằng dao, có thể nó sẽ khiến con bạn bị đứt tay nhưng tự chúng sẽ hiểu phải cẩn thận hơn với các vật sắc nhọn.
6. Lắng nghe trẻ
Chia sẻ với con những vấn đề chúng quan tâm, tạo ra bầu không khí thân mật để trẻ có thể nói ra những vấn đề dù lớn hay nhỏ với cha mẹ là cách bạn dễ dàng thấu hiểu con mình nhất.
(Nguồn: Parenting)