6 điều bà mẹ giỏi giang nên biết
Chăm sóc trẻ không khó nhưng nhiều khi cũng khiến những người làm mẹ lần đầu, thậm chí đến lần n vẫn thấy nhiều bỡ ngỡ.
1. Sữa đậu nành không tốt cho bé bằng sữa bò
Theo báo cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), các bé không hấp thu tốt canxi trong các sản phẩm từ đậu nành. Sữa bò là nguồn cung cấp protein cho trẻ sơ sinh tốt hơn đậu nành. Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên các mẹ chỉ nên dùng đậu nành cho các bé không có khả năng hấp thu lactose.
2. Nho xanh cực tốt cho bé bị tiêu chảy
Các nhà nghiên cứu của Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã phát hiện ra rằng trẻ uống nước ép nho xanh sau khi bị tiêu chảy sẽ hồi phục nhanh hơn và ít có nguy cơ bị tiêu chảy hơn các bé uống các loại nước trái cây khác đấy!
3. Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng
Thật ngạc nhiên phải không? Nhưng điều đó hoàn toàn là sự thật. Theo AAP, bé uống nhiều nước trái cây thay sữa mẹ hay sữa công thức có nguy cơ thiếu các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, vitamin và chất khoáng. Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Các em bé lớn hơn có thể uống nước trái cây nhưng phải giới hạn trong khoảng 150 -200gr/ngày.
Ảnh minh họa.
4. Không dùng lò vi sóng để làm nóng sữa cho bé
Đơn giản là vì lò vi sóng làm nóng không đều các phân tử sữa nên khi mẹ thử độ nóng của sữa sẽ không thể phát hiện ra những điểm nóng có thể làm bỏng môi và lưỡi bé.
Hãy làm nóng bằng cách ngâm bình sữa vào một bát nước ấm trước khi cho bé bú.
5. Bé dưới 2 tuổi nên uống sữa béo
Bởi vì sữa ít béo hoặc không béo không cung cấp đủ lượng chất béo và calorie cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của bé. Vì vậy các mẹ nên cho bé dưới 2 tuổi uống sữa nguyên kem.
6. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng nước đun sôi
Theo APP, kể cả nước uống đóng chai thì mẹ cũng nên đun chín khi cho pha sữa hay chế biến thức ăn cho bé. Thậm chí trong 2 tháng đầu tiên khi bé mới sinh ra, các mẹ cũng nên tắm cho con bằng nước đã được đun sôi để nguội bớt đến khoảng 36 - 38oC, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ mẫn cảm.
Theo báo cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), các bé không hấp thu tốt canxi trong các sản phẩm từ đậu nành. Sữa bò là nguồn cung cấp protein cho trẻ sơ sinh tốt hơn đậu nành. Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên các mẹ chỉ nên dùng đậu nành cho các bé không có khả năng hấp thu lactose.
2. Nho xanh cực tốt cho bé bị tiêu chảy
Các nhà nghiên cứu của Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã phát hiện ra rằng trẻ uống nước ép nho xanh sau khi bị tiêu chảy sẽ hồi phục nhanh hơn và ít có nguy cơ bị tiêu chảy hơn các bé uống các loại nước trái cây khác đấy!
3. Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng
Thật ngạc nhiên phải không? Nhưng điều đó hoàn toàn là sự thật. Theo AAP, bé uống nhiều nước trái cây thay sữa mẹ hay sữa công thức có nguy cơ thiếu các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, vitamin và chất khoáng. Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Các em bé lớn hơn có thể uống nước trái cây nhưng phải giới hạn trong khoảng 150 -200gr/ngày.
Ảnh minh họa.
4. Không dùng lò vi sóng để làm nóng sữa cho bé
Đơn giản là vì lò vi sóng làm nóng không đều các phân tử sữa nên khi mẹ thử độ nóng của sữa sẽ không thể phát hiện ra những điểm nóng có thể làm bỏng môi và lưỡi bé.
Hãy làm nóng bằng cách ngâm bình sữa vào một bát nước ấm trước khi cho bé bú.
5. Bé dưới 2 tuổi nên uống sữa béo
Bởi vì sữa ít béo hoặc không béo không cung cấp đủ lượng chất béo và calorie cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của bé. Vì vậy các mẹ nên cho bé dưới 2 tuổi uống sữa nguyên kem.
6. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng nước đun sôi
Theo APP, kể cả nước uống đóng chai thì mẹ cũng nên đun chín khi cho pha sữa hay chế biến thức ăn cho bé. Thậm chí trong 2 tháng đầu tiên khi bé mới sinh ra, các mẹ cũng nên tắm cho con bằng nước đã được đun sôi để nguội bớt đến khoảng 36 - 38oC, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ mẫn cảm.
Những bà mẹ đoảng chăm con nhiều khi khiến cả nhà có những phen hú hồn.