5 sai lầm "to đùng" các mẹ dễ mắc khi cho con ăn dặm

Tường Vy,
Chia sẻ

Những sai lầm của mẹ khi cho con ăn dặm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của trẻ sau này. Dưới đây là một số lỗi mẹ cần tránh.

Dưới đây là những chia sẻ của một chuyên gia dinh dưỡng, cũng là một bà mẹ Mỹ về những sai lầm mà phần lớn cha mẹ đều mắc phải khi bắt đầu tập cho con ăn dặm.

Quá phụ thuộc vào việc xay nhuyễn thức ăn

5 sai lầm mẹ thường mắc khi cho con ăn dặm
Mẹ đừng quá phụ thuộc vào thức ăn được xay nhuyễn.

Hầu hết các hướng dẫn cho con ăn dặm đều nhấn mạnh đến việc có thể giới thiệu những thực phẩm rắn cho trẻ ngay từ khi bắt đầu tập ăn dặm. 6 tháng là thời điểm các cơ đã hoàn thiện chức năng để trẻ có thể cầm nắm được thức ăn nhưng mỗi đứa trẻ có khả năng khác nhau. Bạn có thể vẫn thử những loại thức ăn được xay nhuyễn nhưng cần nhớ việc giới thiệu thức ăn rắn rất quan trọng trong quá trình tập cho con ăn dặm.

Cho con ăn bột ngũ cốc gạo ăn dặm

Bột ngũ cốc gạo ăn dặm là thực phẩm đã được chế biến đến mức không còn nguyên mùi vị giống như hạt gạo ban đầu và đây là lựa chọn không tốt cho bé. Sắt là chất rất cần trong khoảng thời gian trẻ từ 6-12 tháng. Nếu bạn có ý định cung cấp những thực phẩm giàu sắt đơn giản cho bé thì không cần thiết phải dùng ngũ cốc gạo ăn dặm đã chế biến.

Cho con ăn quá nhiều

Đây là giai đoạn chuyển giao. Trẻ đang chuyển từ ăn lỏng sang ăn thức ăn rắn. Trẻ cũng đang tìm hiểu cách sử dụng lưỡi, và cũng đang thử nghiệm mùi vị và kết cấu của các loại thức ăn. Có rất nhiều thứ đang xảy ra trong cơ thể của trẻ. 

Ở tuổi này trẻ cũng khá “trung thực” với nhu cầu của mình. Trẻ biết khi nào mình đói và cũng biết khi nào chúng đã no bụng. Trẻ cũng biết thức ăn nào phù hợp với mình hoặc khi nào thì trẻ không thích mùi vị và kết cấu của một loại thức ăn nào đó. Việc bắt ép trẻ ăn khi trẻ đã ngoảnh đầu đi hoặc đang mím chặt môi không có ích lợi gì cả.

Trong 6 tháng đầu tiên trong đời và về sau, trẻ vẫn nhận được lượng calo và dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn trẻ được 6 tháng mẹ có thể coi đây là khoảng thời gian giúp bé tăng cường hệ tiêu hóa và giúp con khám phá mùi vị cũng như kết cấu của các loại thức ăn. Đừng lo lắng quá về số lượng thực phẩm rắn mà trẻ thu nạp được vào cơ thể.

5 sai lầm mẹ thường mắc khi cho con ăn dặm
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều.

Bỏ qua dị ứng và táo bón

Hai phản ứng này là khá phổ biến khi mới cho con ăn dặm nhưng nhiều mẹ lại không cho rằng nó nguy hại.

Dị ứng và táo bón là 2 dấu hiệu không lành mạnh cho thấy rằng thức ăn được tiêu hóa rất chậm chạp. Nếu con bạn có những biểu hiện này thay vì bỏ qua thì hãy cân nhắc việc dừng lại chờ cho hệ thống tiêu hóa của bé được hoàn thiện các chức năng và sau đó thử lại

Hãy bắt đầu thử lại với những thực phẩm dễ tiêu hóa và vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà hệ tiêu hóa của bé cần như glutamine, vitamin A, kẽm, axit béo thiết yếu các và các vi khuẩn probiotic.

Bắt đầu cho con ăn dặm quá sớm

Thông thường hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng tiếp nhận thức ăn rắn khi bé đã được 4-6 tháng tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước 4 tháng tuổi hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng. 4-6 tháng là khoảng thời gian được khuyến cáo là nên giới thiệu thức ăn dặm cho bé nhưng mẹ cũng cần cân nhắc đến những dấu hiệu đã sẵn sàng ăn dặm của con. Một trong những dấu hiệu đó là: có thể ngồi mà không cần trợ giúp, thích khám phá thế giới xung quanh, há miệng khi được đưa, đút thức ăn thử. 

Nếu trẻ bị táo bón hoặc có những phản ứng khác với thực phẩm thì rất có thể là bé chưa sẵn sàng. Lúc này mẹ cần dừng lại, chờ đợi cho hệ thống tiêu hóa của con phát triển và cố gắng thử lại sau đó. 

Việc bắt đầu ăn dặm quá sớm trước khi hệ tiêu hóa hoàn thiện có thể làm gia tăng nguy cơ dị ứng.
 

Vài nét về tác giả: Jess Sherman là một chuyên gia  dinh dưỡng đồng thời là mẹ của 3 đứa trẻ đang sinh sống ở Mỹ. Cô thường xuyên hướng dẫn và có những thông tin về ăn uống bổ ích cho những bố mẹ đang nuôi con nhỏ. 


(Nguồn: Maternityinstitute)
Chia sẻ