5 "câu thần chú" giúp bảo vệ con tránh khỏi lạm dụng tình dục
Trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, các chuyên gia tâm lý cho rằng việc dạy trẻ những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Không ai khác, nhiệm vụ đó thuộc về chính bố mẹ!
Những ngày qua thông tin xung quanh vụ việc bé gái Việt 12 tuổi mang thai 3 tháng bị bán làm vợ cho người đàn ông Trung Quốc với giá 100 triệu đồng đã thu hút sự quan tâm của độc giả cả Việt Nam, Trung Quốc cũng như truyền thông nước ngoài. Vụ việc này một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bố mẹ, và trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, các chuyên gia tâm lý cho rằng việc dạy trẻ những kiến thức cần thiết và quy tắc bảo vệ bản thân vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Không ai khác, nhiệm vụ đó thuộc về chính bố mẹ!
Chính vì thế, một bà mẹ có 2 con gái ở New Zealand đã chia sẻ để trẻ tránh bị lạm dụng tình dục, trước tiên phải giúp con trẻ hiểu rằng: Cơ thể chúng là của chính chúng và trẻ không bao giờ bị ép buộc phải thể hiện tình cảm gần gũi với ai.
Bà mẹ hai con khẳng định: Mỗi người trên thế giới này đều có thể, hoặc làm nặng gánh thêm thảm kịch lạm dụng tình dục trẻ em, hoặc hoàn toàn tiêu diệt nó. Và cô đã chia sẻ với các bậc phụ huynh những câu "thần chú" có thể giúp bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng.
1. “Đó là âm hộ của con!”
Chúng ta nhất thiết không được để sự ngượng ngập, ngại ngần khi nhắc tới những thuật ngữ giải phẫu về bộ phận riêng tư trên cơ thể làm hỏng nhận thức của con trẻ về cơ thể chúng.
Cần một chút thời gian để làm quen, nhưng sau vài lần e ngại, tôi cùng gia đình đã trở thành thành viên của Đội Âm hộ (Team Vulva) vì nhiều lý do!
Chuyên gia phòng tránh lạm dụng tình dục với tổ chức National Sexual Violence Resource Center (chuyên về các vấn đề bạo lực tình dục), Laura Palumbo, giải thích rằng, những trẻ biết và sử dụng thuật ngữ phải phẫu cơ thể người chính xác đã làm nhụt chí kẻ định làm chuyện xấu với mình. Nói về vấn đề lạm dụng, nắm bắt được những thuật ngữ giải phẫu chính xác còn là lợi thế giúp cả trẻ em và người lớn định hướng quá trình khai báo và thẩm tra tại toà. Tất nhiên, khi dạy trẻ về điều này, sẽ không tránh khỏi một lúc nào đó, con bạn sẽ hỏi người thân trong bữa tối: “Dì có dương vật hay âm hộ?”.
2. “Dừng lại!”
Chúng ta nên dạy con cái rằng “DỪNG LẠI” là một từ mang tính cảnh báo nghiêm trọng và mọi người đều cần phải lắng nghe nó trong những tình huống cụ thể.
Trẻ sẽ có thể thuần thục nói “Dừng lại” trước đối tượng là một người lớn hơn và mạnh hơn chúng và chắc chắn nó sẽ phát huy tác dụng (Ảnh minh họa).
Khi trẻ đang chơi đùa với ai đó và có người nói “Dừng lại”, chúng ta sẽ can thiệp để đảm bảo rằng lời nói đó được tôn trọng. Khi chúng ta thi vật tay hoặc cù nhau, nếu trẻ nói “Dừng lại”, bất chấp việc trẻ vẫn đang cười khúc khích có vẻ thích thú, chúng ta sẽ ngay lập tức ngừng trêu đùa. Hãy dạy trẻ biết nói "Dừng lại" khi cảm thấy có điều gì đó đã xảy ra với cơ thể mình và không thoải mái với một hành động nào đó.
Khi chúng ta ngừng hôn, ngừng thọc lét, ngừng nựng con khi con yêu cầu, chúng ta đã trao quyền cho trẻ. Tuy nhiên, nó còn mang ý nghĩa như một sự luyện tập, một trò chơi đổi vai, để đề phòng những tình huống nghiêm trọng hơn. Khi đó, trẻ sẽ có thể thuần thục nói “Dừng lại” trước đối tượng là một người lớn hơn và mạnh hơn chúng và chắc chắn nó sẽ phát huy tác dụng.
3. “Không có bí mật nào hết”
Chúng ta không hề có bí mật nào trong gia đình, chỉ có những bất ngờ. Bất ngờ khác với bí mật ở chỗ, chúng là những điều được giữ kín một cách tạm thời và tiết lộ cho người khác biết vào đúng thời điểm.
Thuật ngữ “bí mật” liên tục xuất hiện, hết lần này tới lần khác trong những câu chuyện của nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Sự bí mật, giấu diếm là một trong những điều cơ bản mà những kẻ xấu có ý định lạm dụng tình dục trẻ em luôn tìm kiếm và muốn thiết lập.
Hãy tập trung vào việc biến từ “bí mật” trở thành tiếng chuông cảnh báo trước đôi tai trẻ. Nhắc nhở con nhiều lần về việc “chúng ta không có bí mật nào hết” và rằng, nếu bất cứ ai muốn chia sẻ bí mật đó cho con thì cha hoặc mẹ cũng cần phải biết.
4. “Con có cảm thấy an toàn không?”
Hãy hỏi xem trẻ có cảm thấy thoải mái không, trẻ có cảm thấy an toàn không, trẻ có bất cứ thói quen nào xấu không. Tất nhiên, những câu hỏi này phải xảy ra một cách tự nhiên, như một phần trong toàn bộ cuộc trò chuyện, khi trẻ chia sẻ với bạn về màn “đánh nhau” bằng bánh sinh nhật trong bữa tiệc hay một cậu chàng hài hước đã đội mũ sinh nhật khắp người rồi lao đuổi theo chú cún.
Nếu chúng ta cố gắng duy trì những kênh giao tiếp cởi mở với con trẻ, khi hỏi “Con có cảm thấy an toàn không?”, nhất định chúng ta sẽ có được câu trả lời thành thực.
Hãy hỏi xem trẻ có cảm thấy thoải mái không, trẻ có cảm thấy an toàn không, trẻ có bất cứ thói quen nào xấu không (Ảnh minh họa).
5. “Đập tay, vẫy tay hay ôm?”
Trẻ không nên bị buộc phải hôn họ hàng, người thân bởi điều quan trọng trẻ cần học được: cơ thể là của chính mình. Thay vì nói: “Hôn tạm biệt dì con đi”, hãy hỏi trẻ cách mà trẻ muốn nói lời tạm biệt với những người họ hàng là gì. Có thể trẻ không muốn làm gì, hoặc sẽ muốn mỉm cười, một cái vẫy tay, một màn đập tay hay một cái ôm. Tôi là người ủng hộ nhiệt thành quan điểm không bao giờ nên bắt trẻ em phải thể hiện tình cảm.
Trên thực tế, con chúng ta gần như luôn chọn ôm hoặc hôn. Tôi đoán có thể do trẻ có xu hướng yêu mọi người quen thân với cha mẹ và trông chờ cha mẹ cũng sẵn sàng thể hiện tình cảm như thế với chúng. Tuy nhiên, chúng cần biết có thể làm như vậy chỉ sau khi được cha mẹ hướng dẫn kỹ về việc chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể trẻ. Trẻ biết chúng sẽ không bao giờ bị ép buộc.
Thường thì những tình huống khó xử xảy ra khá thường xuyên nhưng hãy để nó trôi qua. Sau đó, tôi sẽ gọi người họ hàng đó và giải thích tầm quan trọng của việc cho trẻ biết cơ thể trẻ là của chính trẻ.
Tôi sống ở một đất nước, nơi cứ 3 trẻ em gái, lại có 1 bé bị lạm dụng tình dục trước khi bước sang tuổi 16. Tôi sẵn sàng chịu đựng khoảnh khắc khó xử đó nếu nó giúp bảo vệ con trẻ khỏi việc trở thành nạn nhân của những tấm thảm kịch.
Nguồn: Parents