5 bước để bạn từ bỏ thói quen la mắng con

Dương Anh,
Chia sẻ

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn có thể kiểm soát được tâm trạng của mình trước khi định lớn tiếng với bọn trẻ.

Trong cuộc sống nhiều áp lực hiện nay, các ông bố bà mẹ thường không thể tránh khỏi những lúc tức giận và la mắng con trẻ, đôi khi chỉ vì những lỗi rất nhỏ.

Lý do cha mẹ mắng con mình bởi vì họ nhìn nhận cách cư xử sai trái của con một cách chủ quan. Họ cảm thấy thất vọng và cáu giận khi thấy những đứa trẻ không nghe lời và có thái độ chống lại mình.

Theo như nghiên cứu thì có đến 3 trong 4 cha mẹ la hét, mắng mỏ con mình khoảng 1 lần/ tháng. Đây là một dấu hiệu không tốt. Hạ thấp hay trách mắng con của mình là việc làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ có những hành vi, cư xử không tốt và quan hệ tình cảm với sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một lời khuyên chung là cha mẹ nên tránh dùng những câu như  “Tại sao mãi mà con không nhớ nổi những cái này” hay “Cái gì con làm cũng hỏng là sao!”. Cách tốt nhất, khi trẻ mắc lỗi, bạn nên bắt đầu một câu bằng “Bố mẹ… “ hơn là “Con…”. Hãy nói những gì bạn không mong muốn, và sau đó thêm vào điều mà bạn mong muốn con mình thực hiện theo, ví dụ: “Bố mẹ rất không vui khi con làm việc này, vì vậy lần sau con hãy...”.

5 bước để bạn từ bỏ thói quen la mắng con  1
Theo các chuyên gia, việc la mắng con là biểu hiện bất llực của cha mẹ trong việc dạy con. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn có thể kiểm soát được tâm trạng của mình trước khi định lớn tiếng với bọn trẻ

Thứ nhất, hãy hít một hơi thật sâu. Bất cứ khi nào trẻ làm bạn không chịu nổi, thì hãy dừng lại, hít vào, và thở ra một cách nhẹ nhàng.

Thứ hai, nghĩ về những nơi khiến mình thư thái. Tưởng tượng về một hòn đảo ấm áp, đắm mình dưới ánh nắng chan hòa của vầng thái dương. Bạn có thể tin hoặc không, nhưng dù sao điều đó ít nhiều có thể giúp ích cho bạn.

Thứ ba, đếm đến 10. Thay vì lớn tiếng thì việc đếm như vậy sẽ làm đứa trẻ của bạn sợ mà vào nếp ngay.

Thứ 4, chia sẻ với vợ hoặc chồng, hay ai đó tin tưởng những bức xúc của mình trong việc nuôi dạy con. Việc nói ra khiến bạn được giải tỏa và tìm được những lời khuyên khách quan.  

Thứ 5, ra khỏi phòng. Khi mọi thứ sai sót, tôi thường để bọn trẻ ở một nơi yên tĩnh, an toàn và rời đi khoảng vài phút.

Dưới đây tâm sự của một số cha mẹ trong việc cố gắng kiềm chế tức giận để không la mắng con mình:

“Tôi có bốn đứa trẻ. Các năm qua đi, tôi đã học được cách bình tình và không quát tháo bất kể khi nào. Nếu tôi làm thế thì lũ trẻ chỉ có nghe vào tai này và chui ra tai kia thôi. Tôi cho chúng biết không được làm điều gì và tại sao lại thế” – chia sẻ của mẹ Lan Anh (Hà Nội)

“Có cố quát bọn trẻ cũng chẳng ăn thua gì, con cứ nhìn chằm chằm một cách vô ý thức và cứ làm những gì chúng muốn.” – tâm sự của mẹ bé Annie hiện đang sống tại Mỹ.
Chia sẻ