4 việc cần làm để ngăn chặn cảm giác “người thừa” của con riêng trong gia đình, số 2 đơn giản mà rất hiệu quả

Song Ngư NF,
Chia sẻ

Ngăn chặn cảm giác "ra rìa" của con riêng không chỉ giúp bé có cái nhìn lạc quan và tích cực hơn mà còn giúp gia đình bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Khi một cuộc hôn nhân đổ vỡ, không có nghĩa cánh cửa hạnh phúc của bạn đã đóng lại. Thế nhưng, với những định kiến của xã hội, những người từng đổ vỡ mà có con riêng luôn khó khăn hơn trong việc đi tìm hạnh phúc mới, vô tình những đứa bé lại trở thành một bước cản của cha mẹ.

Quả thật, khi xác định đến với người đã có con riêng thì đó một vấn đề lớn bạn phải đối mặt. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có đủ sự tinh tế, đủ yêu thương thì con nào cũng là con mình.

Vậy nên thay vì sợ hãi hay tìm cách đối phó với con riêng của người ấy, bạn nên học cách yêu thương chúng nhiều hơn. Đặc biệt, khi đã có con chung, việc con riêng có cảm giác "ra rìa" là khó lòng tránh khỏi. Lúc này bạn càng cần sự quan tâm khéo léo để ngăn chặn cảm giác này của con riêng khi sống chung.

Kéo con riêng vào cuộc sống chung

Thay vì để bé đứng ngoài mối bận tâm chung của cả nhà thì hãy kéo bé tham gia cùng. Khi đó, các bé sẽ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong gia đình và không còn cảm giác "người thừa" hay "ra rìa".  Ví dụ đơn giản như khi bạn có con chung, hãy để bé tỏ ra là một người anh/ chị trách nhiệm bằng những hành động rất nhỏ: lấy nước, cầm bình sữa cho em,… Cách làm này không chỉ giúp bạn "tận dụng" tối đa nhân lực để chăm sóc em bé mà còn thu hẹp khoảng cách con chung, con riêng.

4 việc cần làm để ngăn chặn cảm giác “người thừa” của con riêng trong gia đình, số 2 đơn giản mà rất hiệu quả - Ảnh 1.

Đừng để bé đứng ngoài mối bận tâm chung của cả nhà

 Chỉ 15 phút dành cho con mỗi ngày, mọi chuyện sẽ khác

Khi có gia đình mới, bạn lại bị kéo vào những vòng xoáy của công việc, của trách nhiệm mới. Nhất là khi bạn có con chung với chồng mới, điều đó khiến bạn tốn thời gian hơn và đôi khi bị lãng quên mất có một đứa trẻ đang mong chờ tình thương yêu từ bố - dì hay mẹ - dượng. Sự vô tâm đó khiến bé có cảm xúc đố kỵ, ghen ghét với con chung hoặc thậm chí sẽ ảnh hưởng tới tính cách của trẻ.

Hãy đảm bảo rằng bạn có thể thu xếp một khoảng thời gian nhất định để có thể trò chuyện hoặc chăm sóc con riêng mỗi ngày. Có thể chỉ là 15 phút kể chuyện trước khi con ngủ hoặc tranh thủ tắm cho bé tuy không mất nhiều thời gian nhưng có tác dụng đáng kể.

4 việc cần làm để ngăn chặn cảm giác “người thừa” của con riêng trong gia đình, số 2 đơn giản mà rất hiệu quả - Ảnh 2.

Dành thời gian trò chuyện với con riêng mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Mối quan hệ vợ chồng không chỉ có xoay quanh bạn và người kia mà còn chịu tác động trực tiếp từ những người trong cuộc mà hơn hết nó cũng có những tác động mạnh tới những đứa trẻ.

Ngăn chặn cảm giác "ra rìa" của con riêng không chỉ giúp bé có cái nhìn lạc quan và tích cực hơn mà còn giúp gia đình bạn trở nên hạnh phúc hơn. Bạn chú ý tới cảm xúc của trẻ chứng minh rằng bạn quan tâm và yêu thương chúng.

Thể hiện vai trò của bậc phụ huynh với con 

Lũ trẻ chắc chắn sẽ bị tổn thương khi bố mẹ chúng ly hôn và điều bạn cần làm khi đó là bù đắp những thiếu thốn tình cảm cho bọn trẻ. Chỉ có sự yêu thương mới cảm hóa được trái tim. Bạn hãy coi chúng như con ruột, chăm sóc chúng và chúng sẽ yêu và kính trọng bạn.

Hãy thể hiện vai trò của bậc phụ huynh thật sự với con riêng. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì quá nhạy cảm khiến bọn trẻ hoặc người thân hiểu lầm, hãy nhờ người bạn đời của mình ra mặt, bọn trẻ sẽ nghe lời hơn.

4 việc cần làm để ngăn chặn cảm giác “người thừa” của con riêng trong gia đình, số 2 đơn giản mà rất hiệu quả - Ảnh 3.

Yêu thương con riêng như con đẻ là mấu chốt để có được hạnh phúc gia đình.(Ảnh minh họa)

  

Cho bé những khoảng thời gian riêng với bố/ mẹ ruột

Dù dì/ dượng mới có quan tâm và yêu thương bọn trẻ thế nào thì cũng khó ai có thể thay thế được vị trí của bố, mẹ ruột trong lòng chúng. Do đó, hãy thận trọng khi nhắc tới bố mẹ ruột của con riêng trước mặt chúng.  

4 việc cần làm để ngăn chặn cảm giác “người thừa” của con riêng trong gia đình, số 2 đơn giản mà rất hiệu quả - Ảnh 4.

Để con riêng có những khoảng thời gian bên bố, mẹ ruột. (Ảnh minh họa)

Thêm vào đó, hãy tạo điều kiện để các con có thời gian gặp gỡ và chia sẻ với bố mẹ ruột của chúng thay vì ngăn cấm. Điều đó giúp bé có được đầy đủ tình yêu thương và hạn chế cảm xúc tiêu cực "ra rìa" khi sống chung trong gia đình mới.

Chia sẻ