20 cách mẹ có thể làm để thể hiện tình yêu với con
Đây chỉ là những gợi ý, với bản năng làm mẹ và tình yêu thương con vô bờ bến, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ra được nhiều hơn thế những cách để thể hiện tình yêu với trẻ.
Đừng để danh sách này khiến bạn cảm thấy có lỗi, bởi không có cha mẹ nào có thể làm được tất cả những điều này mỗi ngày hoặc thậm chí hàng tuần.
1. Hãy nói "Mẹ yêu con" ngay cả khi bạn đang tức giận với trẻ. Đây là điều con của bạn cần được nghe sau mỗi lần bị mẹ mắng.
2. Mỗi ngày, hãy hỏi con câu hỏi về ngày hôm nay của bé thế nào, những gì con đã làm và hãy nhìn vào mắt trẻ để lắng nghe một cách chân thành những gì con nói.
3. Ôm và giữ bé trong vòng tay của bạn lâu hơn một chút để trẻ cảm nhận được tình cảm từ những cái ôm.
4. Hãy để bé ngồi trong lòng khi bạn xem tivi hay đọc một cuốn sách. Bạn tin không, có một số đứa trẻ có thể ngồi im như thế trong vòng 1 giờ chỉ để cảm nhận được sự gần gũi với mẹ.
5. Hãy đọc sách cho con nghe mỗi ngày.
6. Cùng con xem một chương trình truyền hình yêu thích của bé.
7. Hãy hỏi con xem bé đang muốn chơi trò gì và sau đó hãy cùng con chơi trò đó một cách vui vẻ và hạnh phúc trong ít nhất 15-20 phút.
8. Khen ngợi con một cách chân thành và tích cực. Nhưng đừng thổi phồng sự thật một cách thái quá vì bé sẽ cảm nhận được sự trống rỗng trong lời nói và bạn sẽ mất uy tín đấy!
9. Cùng bé chơi trò chơi kiếm tìm kho báu và cảm nhận sự kỳ diệu của thế giới qua đôi mắt của trẻ.
10. Hãy lắng nghe con khi bé kể chuyện cho dù lúc đó bạn đang rất bận rộn. Nếu quá bận thì hãy hẹn trẻ nói chuyện vào một thời điểm thích hợp khác, nhưng có một điều bạn không thể quên đó là hãy nhìn vào mắt con khi nói chuyện với trẻ.
11. Hãy nói với con về những điều ở bé mà bạn yêu thích, ví dụ như tính gọn gàng của bé hay bất cứ điều nhỏ nhặt nào khác để bé hiểu hơn về bản thân mình.
12. Hãy để cho con cùng bạn tham gia những công việc trong nhà bếp và đừng bao giờ tỏ ra rằng bé đang làm cho mọi thứ trong nhà bếp lộn tùng phèo.
13. Nằm trên bãi cỏ và cùng nhau ngắm và đoán hình dạng của những đám mây.
14. Hãy để cho con cảm nhận sự thất bại và những cảm xúc khó chịu. Bởi nếu bạn luôn bảo vệ con tránh khỏi những thử thách thì trẻ không bao giờ học được cách đối phó.
15. Khi cùng con ngồi trên xe ô tô, bạn hãy tắt tất cả cách kênh phát thanh, iPad hay đầu đĩa DVD để nói chuyện với con.
16. Dọn dẹp sạch sẽ phòng của trẻ trong một vài lần nào đó mà không kêu ca, phàn nàn 1 câu nào.
17. Hãy dạy trẻ cách làm việc nhà như giặt giũ, lau bụi, lau nhà, rửa bát.... vì đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tạo cơ hội cho trẻ làm những việc đó vì trẻ sẽ cảm thấy như mình đang đóng góp một phần quan trọng đối với gia đình.
18. Đừng bao giờ làm điều gì giúp con khi trẻ đã biết làm hoặc có thể làm nếu cố gắng. Hãy để cho trẻ hiểu rằng bản thân mình có khả năng làm được những việc đó.
19. Hãy mỉm cười khi nhìn thấy con sau một khoảng thời gian hai mẹ con xa nhau, ví dụ như khi đến đón bé ở trường hay sau khi đi làm về nhà.
20. Hãy để cho con biết rằng bạn đang nói những lời tốt đẹp về trẻ với những người khác.
1. Hãy nói "Mẹ yêu con" ngay cả khi bạn đang tức giận với trẻ. Đây là điều con của bạn cần được nghe sau mỗi lần bị mẹ mắng.
2. Mỗi ngày, hãy hỏi con câu hỏi về ngày hôm nay của bé thế nào, những gì con đã làm và hãy nhìn vào mắt trẻ để lắng nghe một cách chân thành những gì con nói.
3. Ôm và giữ bé trong vòng tay của bạn lâu hơn một chút để trẻ cảm nhận được tình cảm từ những cái ôm.
4. Hãy để bé ngồi trong lòng khi bạn xem tivi hay đọc một cuốn sách. Bạn tin không, có một số đứa trẻ có thể ngồi im như thế trong vòng 1 giờ chỉ để cảm nhận được sự gần gũi với mẹ.
5. Hãy đọc sách cho con nghe mỗi ngày.
6. Cùng con xem một chương trình truyền hình yêu thích của bé.
7. Hãy hỏi con xem bé đang muốn chơi trò gì và sau đó hãy cùng con chơi trò đó một cách vui vẻ và hạnh phúc trong ít nhất 15-20 phút.
8. Khen ngợi con một cách chân thành và tích cực. Nhưng đừng thổi phồng sự thật một cách thái quá vì bé sẽ cảm nhận được sự trống rỗng trong lời nói và bạn sẽ mất uy tín đấy!
9. Cùng bé chơi trò chơi kiếm tìm kho báu và cảm nhận sự kỳ diệu của thế giới qua đôi mắt của trẻ.
10. Hãy lắng nghe con khi bé kể chuyện cho dù lúc đó bạn đang rất bận rộn. Nếu quá bận thì hãy hẹn trẻ nói chuyện vào một thời điểm thích hợp khác, nhưng có một điều bạn không thể quên đó là hãy nhìn vào mắt con khi nói chuyện với trẻ.
11. Hãy nói với con về những điều ở bé mà bạn yêu thích, ví dụ như tính gọn gàng của bé hay bất cứ điều nhỏ nhặt nào khác để bé hiểu hơn về bản thân mình.
12. Hãy để cho con cùng bạn tham gia những công việc trong nhà bếp và đừng bao giờ tỏ ra rằng bé đang làm cho mọi thứ trong nhà bếp lộn tùng phèo.
13. Nằm trên bãi cỏ và cùng nhau ngắm và đoán hình dạng của những đám mây.
14. Hãy để cho con cảm nhận sự thất bại và những cảm xúc khó chịu. Bởi nếu bạn luôn bảo vệ con tránh khỏi những thử thách thì trẻ không bao giờ học được cách đối phó.
15. Khi cùng con ngồi trên xe ô tô, bạn hãy tắt tất cả cách kênh phát thanh, iPad hay đầu đĩa DVD để nói chuyện với con.
16. Dọn dẹp sạch sẽ phòng của trẻ trong một vài lần nào đó mà không kêu ca, phàn nàn 1 câu nào.
17. Hãy dạy trẻ cách làm việc nhà như giặt giũ, lau bụi, lau nhà, rửa bát.... vì đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tạo cơ hội cho trẻ làm những việc đó vì trẻ sẽ cảm thấy như mình đang đóng góp một phần quan trọng đối với gia đình.
18. Đừng bao giờ làm điều gì giúp con khi trẻ đã biết làm hoặc có thể làm nếu cố gắng. Hãy để cho trẻ hiểu rằng bản thân mình có khả năng làm được những việc đó.
19. Hãy mỉm cười khi nhìn thấy con sau một khoảng thời gian hai mẹ con xa nhau, ví dụ như khi đến đón bé ở trường hay sau khi đi làm về nhà.
20. Hãy để cho con biết rằng bạn đang nói những lời tốt đẹp về trẻ với những người khác.
Cha mẹ nào cũng muốn con mình là đứa trẻ hạnh phúc. Dưới đây sẽ là những lời khuyên mà cha mẹ nào cũng có thể làm để con hạnh phúc.