10 cách nuôi dạy trẻ thông minh và khỏe mạnh, lớn lên chúng biết ơn cha mẹ rất nhiều
Đây là 10 cách giáo dục con đã được các phụ huynh Mỹ kiểm chứng qua thời gian. Những đứa trẻ lớn lên sẽ thông minh, hạnh phúc và khỏe mạnh.
Các cụ xưa thường nói "dạy con từ thủa còn thơ", "tiên học lễ, hậu học văn" là muốn nhấn mạnh việc giáo dục con trẻ phải được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ.
Dưới đây là 10 việc cha mẹ nên sớm làm cho trẻ để con trở thành những công dân tốt, khỏe mạnh và hạnh phúc.
1. Tạo các thói quen tốt cho trẻ
Dạy cho trẻ những thói quen tốt ví dụ như đánh răng ngày 2 lần sáng - tối, rửa tay khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn uống điềm đạm - khoa học, khi ăn biết mời người lớn tuổi, biết nói cảm ơn - xin lỗi - làm ơn đúng lúc,... không chỉ góp phần định hình tính cách, nhịp sinh học trong cơ thể của trẻ mà còn là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt trí tuệ và thể lực sau này.
Cha mẹ không nên đợi đến khi trẻ 9-12 tuổi hay lớn hơn mới thiết lập các thói quen tốt cho con. Ngược lại, ngay từ lúc trẻ mới tập đi, hãy dạy trẻ những thói quen tốt phù hợp độ tuổi.
2. Phát triển những kỷ luật cơ bản
Dạy trẻ những thói quen tốt nhưng đó chưa phải là các kỷ luật cơ bản. Kỷ luật là những quy định con cần phải tuân theo. Ví dụ buổi tối không đi chơi quá 10 giờ đêm, cần có sự cho phép của cha mẹ mới được ra ngoài chơi,... Con không cần phải tuân thủ nghiêm ngặt như nề nếp quân đội song cũng cần cố gắng kiên trì ở mức hợp lý.
Kỷ luật là 1 yếu tố quan trọng trong sự phát triển của con. Nó khác với sự trừng phạt - điều mà cha mẹ hay làm sau khi trẻ đã gây ra hậu quả, với mục đích cố gắng thay đổi hành vi trong tương lai của trẻ bằng cách khiến chúng "trả giá cho những sai lầm của mình".
Khi đặt ra các quy định và giới hạn, phụ huynh giải thích cho con. Các quy định cơ bản sẽ giúp trẻ trở thành những người biết tôn trọng, lịch sự và có phẩm chất tốt bụng.
3. Cho con làm quen với thư viện
Sách là kho tàng tri thức, mở mang vốn hiểu biết và vẽ ra cho trẻ nhiều ý tưởng mới, độc đáo. Vì vậy cha mẹ cần nuôi dưỡng tình yêu của con với "sách". Một trong những cách giúp con ham đọc sách đó là cho trẻ sớm làm quen với thư viện. Ở đó, cha mẹ dạy con cách lấy, sử dụng thẻ thư viện, hướng dẫn con tìm sách, chọn chương trình để tham dự. Phụ huynh nên biến việc đến thư viện thành thói quen mỗi tuần. Việc này giúp trẻ tăng hứng thú đọc sách và khám phá thêm nhiều sở thích.
4. Cả nhà cùng ăn cơm với nhau
Bữa cơm gia đình rất quý giá, đây không chỉ là bữa ăn mang lại dinh dưỡng cần thiết mà còn là nơi tạo sự yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi bữa cơm chung là dịp để các thành viên có thể cùng trò chuyện về các vấn đề trong ngày, chia sẻ những lo lắng, những khó khăn về cuộc sống.
Theo dự án Bữa ăn tối gia đình của bệnh viện đa khoa Massachusetts, lợi ích của bữa ăn tối quây quần bên gia đình giúp tăng sự kiên cường, giảm nguy cơ sử dụng chất gây nghiện và mang thai ở tuổi vị thành niên. Đồng thời cách này cũng tăng vốn từ vựng của trẻ. Khi cả nhà thường ngồi ăn vui vẻ với nhau, chắc chắn đứa trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc.
5. Hãy để con thất bại
Nhiều cha mẹ sợ con thất bại, thích thành tích nên cố ép trẻ phải học, hoặc sẽ làm hộ chúng. Đó là việc làm sai trái. Cha mẹ hãy để con sớm tự lập. Chúng có thể gặp thất bại trong học tập, hoặc 1 trò chơi nào đó. Nhưng con sẽ tự lập và học được cách đứng dậy sau vấp ngã. Có như vậy khi ra ngoài xã hội, đương đầu với những khó khăn thử thách con sẽ dũng cảm đối mặt mà không sợ bản thân thất bại.
6. Giới hạn lời khen
Nhiều cha mẹ có thói quen khoe con, khen con hết lời trước mặt chúng và người khác. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên tự cao. Khen ngợi thúc đẩy sự tự tin của con nhưng lời khen ngợi cụ thể sẽ dạy con về những hành vi và giá trị tích cực. Cha mẹ hãy chắc chắn lời khen của mình là chân thành chứ không quá phóng đại.
7. Trở thành người gương mẫu trước mặt con
Con cái sẽ nhìn cha mẹ và học tập. Vì vậy phụ huynh cần làm gương, hình mẫu cho con. Không cha mẹ nào hoàn hảo nhưng hãy cố gắng thể hiện hành vi, thái độ tốt nhất trước mặt con. Người lớn nên thể hiện sự kiên nhẫn, hành động trung thực, sống tích cực nhất có thể. Nếu lỡ làm sai 1 điều gì đó, hãy cố gắng sửa đổi theo hướng đúng đắn nhất, như vậy con cũng sẽ học được cách trở thành người chính trực.
8. Trò chuyện với trẻ
Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với con sẽ giúp cho cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Từ đó khoảng cách giữa phụ huynh và trẻ sẽ gần hơn. Khi thường xuyên tâm sự với con, người lớn sẽ hiểu chúng muốn gì, cần gì, đang có những khúc mắc nào cần giải quyết. Như thế cha mẹ sẽ sớm phát hiện ra những tâm tư, băn khoăn trong lòng trẻ. Mặt khác con cái cũng sẽ dễ dàng cảm thông, yêu thương cha mẹ hơn.
9. Hạn chế cho con xem TV, điện thoại
Khi con nghiện TV, điện thoại sẽ gây ra hậu quả tiêu cực như điểm số thấp, giảm kỹ năng xã hội và sụt cân. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem các thiết bị điện tử, trẻ 2-5 tuổi được phép xem 1 giờ/ngày và 2 giờ/ngày đối với trẻ 5-18 tuổi.
Thay bằng TV, điện thoại, cha mẹ nên dành thời gian chất lượng để chơi với con. Có thể cho trẻ ra ngoài chơi để tăng vốn hiểu biết, giúp con thêm tự tin, trẻ cũng nhờ thế mà khỏe mạnh, năng động hơn.
10. Bôi kem chống nắng cho con
Từ 6 tháng tuổi trở nên con cần được bôi kem chống nắng để bảo vệ da, nhất là khi con hoạt động ngoài trời. Hiệp hội Học viện Da liễu Mỹ khuyên phụ huynh nên cho con mặc quần áo chống nắng, ở trong bóng râm và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 cho các vùng da không được che chắn bằng quần áo. Cách này giúp ngăn ngừa tình trạng cháy nắng và bệnh ung thư da.