BÀI GỐC Buồn vì tiêu chuẩn chọn vợ của người Việt quá cao

Buồn vì tiêu chuẩn chọn vợ của người Việt quá cao

Mình phát hiện ra rằng tiêu chuẩn chọn vợ của người Việt cao quá. Và thực tế, mình không tài nào với tới được. 4 chữ “Công, dung, ngôn, hạnh” mà các gia đình Việt đặt ra để lựa con dâu nhìn thì ngắn ngủn nhưng đối với mình bất khả thi quá.

9 Chia sẻ

“Chỉ người có học mới được vào nhà tôi"

,
Chia sẻ

“Chỉ người có học mới được vào nhà bà. Còn cái loại ngu như bò, cả ngày chỉ biết rửa móng chân, cắt móng tay cho người khác như cô mà cũng đòi trèo cao để ngã cho đau ra”.

Tôi đang gặp bế tắc trong chuyện tình cảm. Mấy năm một tình yêu sâu đậm của tôi đang có nguy cơ tan vỡ. Buồn và đau khổ nhưng tôi chẳng biết trải lòng cùng ai, chỉ biết tâm sự với những người bạn không quen mà thân thiết trong mục Tâm sự này. Mong có nhiều lời khuyên từ các bạn.

Tôi là con gái Hà Nội, nhưng không phải là một tiểu thư đài các. Bố mẹ tôi di dân từ Phú Thọ ra đây làm ăn từ khi còn trẻ và định cư ở lại đây. Họ hàng nhà tôi toàn bộ mọi người vẫn ở quê.

Bố mẹ tôi đều làm nghề lao động chân tay để kiếm sống. Bố tôi mở quán sửa xe máy, mẹ mở hiệu gội đầu. Tuy nghề nghiệp chẳng cao sang nhưng nhờ chăm chỉ lại khéo léo, bố mẹ tôi kiếm khá được. Gia đình tôi cũng thuộc dạng có của ăn của để.

Từ nhỏ tôi đã học không giỏi, năm nào cũng chỉ đạt học sinh trung bình vừa đủ vượt lớp. Bù lại, tôi khéo tay giống mẹ. Học xong cấp ba, tôi đi học thêm lớp làm móng tay, lớp trang điểm để về phụ mẹ kinh doanh cửa hiệu.
 

Tôi quen Trung trong một lần đến trường Sư phạm trang điểm cho các bạn nữ ở đó. Anh bằng tuổi, lại còn là đồng hương cùng huyện với nhà tôi ở Phú Thọ. Tôi đổ anh ngay từ lần đầu gặp bởi vẻ ngoài sáng láng cộng thêm với lối nói chuyện rất trí thức.

Sau 1 năm cò cưa, chúng tôi trở thành người yêu của nhau. Đối với tôi, Trung là người tuyệt nhất thế gian này, là bầu trời của tôi. Anh thông minh, học giỏi, ứng xử khéo léo, cao thượng và thẳng thắn. Tôi rất nể phục anh.

Trong suốt những năm Trung đi học, thương anh ở trọ vất vả, tôi hết lòng chăm cho anh từng bữa ăn, giấc ngủ. Ngày nào tôi cũng đến dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ cho anh, phục vụ anh từng li từng tí. Vất vả nhưng tôi chẳng nề hà, hi sinh chút ít vì người mình yêu tôi cũng thấy vui.

Kỉ niệm 2 năm ngày yêu nhau, tôi đã trao cái ngàn vàng của mình cho Trung. Chúng tôi coi nhau như vợ chồng kể từ ngày ấy, chỉ thiếu một cái đám cưới với tờ hôn thú là đủ lệ.

Sau khi Trung ra trường, anh quyết định về Phú Thọ làm việc. Không muốn để tôi đợi chờ quá lâu, anh đưa tôi về theo giới thiệu với gia đình, bày tỏ đề nghị muốn kết hôn với tôi trong năm. Nào ngờ, vừa bước chân vào gia đình, tôi đã bị phản đối kịch liệt.

Gia đình Trung bố mẹ đều là nhà giáo. Mẹ anh dạy Giáo dục công dân, bố anh dạy môn Công nghệ tại trường cấp II. Đồng lương chẳng được bao nhiêu, hai bác vẫn phải làm nông nghiệp để lo cuộc sống. Tuy vậy, hai người luôn có niềm tự hào to lớn về truyền thống nhà giáo, trí thức của gia đình.

Vì vậy, ngay khi nghe tôi kể về hoàn cảnh bản thân, gia đình, hai bác đã thẳng thừng phản đối. Họ nói tôi và anh là hai tầng lớp khác nhau, không thể chung sống. Tôi cũng không phù hợp với tiêu chuẩn con dâu của gia đình.

Hai bác mong muốn có một người con dâu nhà giáo, vừa tiếp nối truyền thống gia đình vừa để sau này dạy dỗ con cái nên người. Hoặc ít nhất cũng phải có tấm bằng Đại học chính quy, đi làm Nhà nước ổn định. Họ không chấp nhận loại con dâu “vô học”.

Bị phản đối, tôi rất buồn nhưng tình yêu sâu sắc không thể bỏ. Vả lại, tôi đã cho anh hết tất cả, bây giờ chẳng còn đường lùi nữa. Tôi vẫn quyết tâm thuyết phục bố mẹ Trung đến cùng.

Lúc đầu họ còn nhẹ nhàng từ chối, càng về sau, bố mẹ anh càng lạnh lùng xua đuổi. Họ không cho tôi bước chân vào nhà. Bố anh đuổi chó ra cắn tôi, mẹ anh thì đem muối hất vào mặt tôi ngay trước bàn dân thiên hạ.
 

Không kiềm chế nổi sự tức giận, họ oang oang nói: “Chỉ người có học mới được vào nhà chúng tôi. Còn cái loại cả ngày chỉ biết rửa móng chân, cắt móng tay cho người khác như cô mà cũng đòi trèo cao để ngã cho đau ra. Tôi van xin cô hãy buông tha cho con tôi”.

Đêm đêm, tôi khóc ròng vì quá đau xót cho mối tình của mình. Mẹ tôi thương con bèn sắp xếp một chuyến lên Phú Thọ đến gặp bố mẹ Trung. Họ mong rằng lời nói giữa người lớn với nhau sẽ làm bố mẹ anh thay đổi.

Nào ngờ, khi mẹ tôi đến nhà anh còn bị đối xử nhục nhã hơn nhiều. Mẹ anh mát mẻ: “Nói thật là tôi cũng chẳng ghét bỏ gì nó đâu. Thất học thì đi học. Bây giờ nó còn trẻ, vẫn còn học được. Tôi chẳng lo!”.

“Cái tôi không ưa là bố mẹ nó cơ. Sao bà có thể làm cái nghề hạ đẳng như vậy. Nghề này chắc phải xoa đầu, xoa mặt, cạo râu cho nhiều đàn ông lắm rồi nhỉ. Đàn bà mà làm những hành động nhấm nhẳng với giai như vậy, thứ lỗi cho tôi nói thẳng, chỉ có loại gái bao rẻ tiền”.

Mẹ tôi bị vố đau, về nhà làm ầm ĩ. Bà khóc lóc, chửi tôi ngu và bắt tôi nhanh chóng từ bỏ. Bố mẹ lại kịch liệt phản đối quan hệ của tôi và Trung. Bố mẹ  không hiểu được rằng con gái họ chẳng còn đường lùi nữa.

Người yêu tôi thì hết sức nhu nhược. Anh không dứt khoát được, chẳng dám cãi lời bố mẹ, cũng chẳng bỏ được tôi. Anh thường xuyên âu sầu, say xỉn. Mẹ anh thấy anh như vậy càng xót, càng hận tôi đã làm hỏng đứa con trai ngoan của bà. Bà càng cấm đoán nhiều hơn.

Tôi càng cố gắng bao nhiêu thì đáp lại chỉ là sự ruồng rẫy, nhục nhã bấy nhiêu. Tôi không hiểu sao bố mẹ Trung có thể lạc hậu vậy. Xét về gia cảnh, bố mẹ tôi còn giàu hơn. Mà nói trắng ra, nghề nghiệp chính của nhà anh cũng chỉ là nông dân quèn chứ có sang trọng gì hơn gia đình tôi mà ra điều khinh bỉ.

Tôi chán nản lắm rồi, nhưng tình cảm lâu năm của tôi dành cho anh vẫn sâu đậm quá. Hơn nữa tôi còn trao cả trinh tiết cho anh nữa. Tôi phải làm sao để thoát khỏi cục diện rối ren bây giờ?

Chia sẻ