Xuất hiện 8 dấu hiệu này trong thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám ngay vì có nguy cơ sinh non
Bà bầu không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Sinh non là khi em bé chào đời trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 - 37 trong thai kỳ. Các em bé này có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe như nhau và cao nhất đối với trường hợp ra đời trước khi thai nhi 34 tuần tuổi.
Nguyên nhân và các mức độ sinh non
Nguyên nhân sinh non được xác định vì một số lý do như sau:
- Mẹ có tiền sử sinh non.
- Mẹ bẩm sinh có cổ tử cung ngắn.
- Mẹ từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung.
- Mẹ gặp các vấn đề rối loạn khi mang thai: mang đa thai, song thai cùng trứng, khác trứng, chảy máu âm đạo,...
- Khoảng cách giữa 02 lần mang thai quá ngắn.
- Các yếu tố về lối sống như: mẹ ít vận động, thai nhi nhẹ cân, mẹ suy dinh dưỡng, mẹ thường xuyên căng thẳng và lạm dụng chất gây nghiện (hút thuốc, uống rượu) khi mang thai.
- Để xác định được nguyên nhân sinh non, các bác sĩ sẽ cần xem xét tiền sử bệnh lý của người mẹ để đánh giá nguy cơ sẽ đến từ mẹ, thai nhi hay những yếu tố ngoại quan khác.
Thông thường có 4 mức độ sinh non, được chia theo tuần tuổi thai như sau:
- Sinh cực non: Đối với em bé được sinh trước 28 tuần tuổi.
- Sinh rất non: Đối với ca sinh non 28 đến 31 tuần và 6 ngày tuổi.
- Sinh non trung bình: Gồm các bé sinh non 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày.
- Sinh non muộn: Gồm ca sinh non 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày tuổi.
Phần lớn các ca sinh non đều ở tuần thai thứ 32 đến 37, thuộc mức độ trung bình và muộn, cân nặng các bé dao động từ 1,5kg đến 2,5kg. Các ca sinh non này nếu được chăm sóc tích cực, giữ nhiệt độ cơ thể ấm, nuôi dưỡng trong môi trường tiệt trùng thì hầu hết đều có thể lớn dần và phát triển như trẻ sinh đủ tháng.
Ảnh minh họa.
Các dấu hiệu sinh non thường gặp nhất, mẹ nên đi khám ngay khi gặp phải
Bị ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu sinh non
Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu sinh non. Mặc dù chảy máu khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở đầu thai kỳ nhưng thai phụ ra máu nhiều vào thời điểm cuối thai kỳ là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý về vấn đề ra máu âm đạo bất thường này nhé!
Xuất hiện dấu hiệu gò tử cung
Khoảng tuần thứ 30 trở đi, nhiều mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng tử cung thỉnh thoảng có những cơn co thắt nhưng không gây đau đớn và sẽ dừng lại khi mẹ bầu được nghỉ ngơi. Vì đó là cơ chế tự làm mềm và mỏng cổ tử cung để chuẩn bị cho em bé chào đời.
Nếu vào tuần thứ 37 trở đi, mẹ bầu xuất hiện các cơn gò mạnh, đau dữ dội, chuột rút thường xuyên và tăng dần cường độ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện. Bởi đây là những dấu hiệu sinh non.
Ra nhiều dịch âm đạo có thể là dấu hiệu sinh non
Một vấn đề thường gặp khi sinh non nữa là dịch âm đạo ra bất thường. Nếu vùng kín của người mẹ xuất hiện tình trạng ẩm ướt kéo dài và lẫn với máu hoặc chất nhầy thì đó chính là dấu hiệu sinh non. Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Buồn nôn, ói mửa
Tưởng chừng là hành động bình thường nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, ói mửa liên tục thì phải chú ý là đó là dấu hiệu sinh non thường gặp. Nếu tình trạng này kéo dài hơn nửa ngày mà không cải thiện thì cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện để được chăm sóc và xử trí kịp thời.
Bị tụt bụng bầu bất thường có thể là dấu hiệu sinh non
Hiện tượng này xảy ra khi mẹ bầu có cảm giác em bé trong bụng đang di chuyển xuống dưới ống sinh. Từ đó gia tăng áp lực lên vùng xương chậu làm mẹ có cảm giác nặng nề khi di chuyển. Đây chính xác là dấu hiệu sinh non mẹ cần chú ý đấy nhé!
Dấu hiệu sinh non: đau âm ỉ ở lưng
Các cơn co thắt và chuyển dạ sớm có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy đau ở vùng thắt lưng rất có thể là dấu hiệu sinh non. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày dù đã thay đổi tư thế để giảm đau cho bà bầu nhưng không thuyên giảm thì khi đó cần nhanh chóng đưa mẹ bầu đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Đau đầu, khó chịu
Đây là một dấu hiệu sinh non dễ nhận biết nhất. Từ tuần thứ 20 - 37 của thai kỳ, nếu mẹ bầu có cảm giác đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy thì đây là các biểu hiệu cho thấy sức khỏe thai nhi không tốt và có nguy cơ cao sẽ sinh non.
Vỡ nước ối
Vỡ nước ối là dấu hiệu sinh non phổ biến. Thông thường, nước ối sẽ được duy trì ổn định trong túi ối đến lúc chuyển dạ và bé được chào đời. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu nên phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời vỡ ối sớm bằng cách siêu âm định kỳ và khám thai.
Cách xử lý khi có dấu hiệu sinh non an toàn, đúng chuẩn
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng một số cách giữ thai khi có dấu hiệu sinh non, biện pháp để ngăn chặn hoặc kéo dài thời gian mang thai như: nằm một chỗ, truyền nước, cho dùng Terbutaline hoặc Magnesium Sulfate.
- Nếu thai chỉ mới được 24 –34 tuần tuổi mà mẹ lại có dấu hiệu sắp sinh, bác sĩ có thể cho mẹ dùng corticosteroid trong vòng 24 giờ trước khi sinh để kích thích phổi và não bé phát triển.
- Áp dụng các biện pháp như nằm một chỗ, truyền nước, cho dùng thuốc có chứa steroids, thường cũng chỉ kéo dài thời gian mang thai thêm một ít. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tranh thủ thời gian này để giúp phổi bé phát triển hoàn thiện hơn, và nếu cần, sẽ chuyển thai phụ đến bệnh viện có phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU).
- Để phòng ngừa sinh non, mẹ cần lưu ý đi các mốc khám thai định kỳ đúng lịch, giữ một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật lành mạnh và cân nhắc thời điểm mang thai hợp lý.