Ứng phó với cơn sốt đầu tiên của bé

Theo M&B,
Chia sẻ

Lần đầu tiên thấy con bị sốt, cha mẹ đừng quá hoảng sợ. Tham khảo những lời khuyên dưới đây để biết cách ứng phó với con sốt đầu tiên của con.

Dùng nhiệt kế ngay

Bé dưới 6 tháng tuổi có thể sử dụng nhiệt kế hậu môn. Bởi vì ống tai của bé còn quá nhỏ nên sẽ không thể đọc được kết quả chính xác nếu dùng nhiệt kế tai.

Thời điểm cần đi khám

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt, bạn nên đưa bé đi khám ngay tức khắc. Một cơn sốt (hoặc có khi chỉ hâm hấp nóng) ở bé tháng tuổi này có thể cảnh báo nhiễm trùng nghiêm trọng. AAP cảnh báo, phụ huynh nên đưa con đi khám nếu bé 3-6 tháng bị sốt 38,3ºC (hoặc cao hơn); bé trên 6 tháng tuổi bị sốt tới 39ºC (hoặc cao hơn). Hãy tìm những triệu chứng như chán ăn, ho, dấu hiệu của đau tai, nét mặt bất thường, hay buồn ngủ hoặc nôn trớ, tiêu chảy ở bé để kịp thời đưa con đi khám.
 
Tin vào cảm nhận của mẹ

Ngay cả khi bé không sốt cao nhưng có những biểu hiện bất thường thì bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám. Chỉ có mẹ mới là “bác sĩ” tốt nhất, biết con có gì bất thường hay không.
 



Cho bé đủ nước

Điều quan trọng là cho bé ti mẹ hoặc ti bình trong thời gian sốt để tránh mất nước.

Cho bé thuốc giảm sốt

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm sốt cho bé là acetaminophen (hoặc ibuprofen, nếu em bé của bạn ít hơn 6 tháng) để hạ sốt. Không bao giờ được dùng thuốc hạ sốt cho con nhiều hơn lượng chỉ định. Trọng lượng của bé cũng là yếu tố quyết định liều thuốc hạ sốt thích hợp. Luôn dùng thìa (muỗng) đi kèm với thuốc để đo liều thuốc.

Tắm nước ấm

Nếu bé sốt và có vẻ khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc dùng nước ấm lau từng phần cho con giúp hạ sốt.

Lưu ý: Nếu bé sốt nhẹ, không có vẻ gì là khó chịu, ăn ngủ bình thường thì có thể bé không cần dùng thuốc mà chỉ cần nghỉ ngơi, cho ở nơi thông thoáng, không ủ quá ấm... thì bé sẽ tự hạ sốt, bởi đó là cách để cơ thể bé tự chống lại nhiễm trùng.
Chia sẻ