Ứng cứu khi trẻ bị sốc nhiệt trong mùa hè
Để trẻ ngồi một mình trong xe hơi vào mùa hè là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trẻ bị sốc nhiệt.
Trong mùa hè, nhiệt độ thường rất cao và duy trì ở mức trung bình là 30 độ C trở lên. Vào mùa hè, các bé cũng thường mắc phải các bệnh như cảm, sốt, trúng gió, cảm nắng. Nguyên nhân khiến các bé mắc phải những bệnh này chính là sự chênh lệch nhiệt giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời. Ngoài ra, có một nguyên nhân nữa mà ít các ông bố bà mẹ để ý, đó chính là việc để bé ngồi trong xe hơi quá nhiều và quá thường xuyên. Điều này có thể dễ dàng khiến bé bị sốc nhiệt.
Thoạt đầu, mới nghe tới điều này, các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất ngạc nhiên vì họ cho rằng thời tiết của mùa hè nóng nực và việc để các con của mình ngồi trong xe là an toàn nhất, vừa có thể tránh khói bụi lại không cảm thấy oi bức, khó chịu.
Đi tìm hiểu về điều này, các chuyên gia cho rằng, các bậc phụ huynh tin rằng họ để con ngồi trong xe là an toàn, tuy nhiên họ đã bỏ qua một vấn đề khác vô cùng quan trọng, đó chính là “nhiệt xe hơi”.
Theo điều tra của các các chuyên gia thì mỗi năm có tới 80% phụ huynh cho rằng họ chưa bao giờ nghe hay thấy ai nói tới việc trẻ em có thể bị đột quỵ do sốc nhiệt trên xe hơi. Chính sự thiếu hiểu biết này của cha mẹ đã dẫn tới việc có thể gây ra những thảm kịch không đáng có.
Chức năng điều tiết nhiệt độ cơ thể bị mất đi dẫn đến đột quỵ nhiệt
Trong trường hợp người lớn đóng kín cửa xe và cửa sổ thì nhiệt độ trong xe lại càng tăng nhanh chóng. Chỉ trong khoảng 10 phút, nhiệt độ có thể tăng lên từ 6 - 7 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh này sẽ khiến bé cảm thấy khó thở, chóng mặt và nếu thời gian kéo dài hơn thì sẽ dẫn tới trường hợp đáng tiếc là tử vong.
Trẻ em dễ hấp thụ nhiệt hơn so với người lớn và khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột, cơ thể bé không kịp thoát nhiệt ra ngoài. Chức nắng điều tiết nhiệt độ cơ thể của trẻ còn chưa ổn định và phát triển đầy đủ bằng người lớn, bởi vậy, bé càng dễ dàng bị sốc nhiệt.
Phương pháp phòng và điều trị hiện tượng sốc nhiệt trong xe hơi
Tuyệt đối không để trẻ nhỏ ngồi một mình trong xe. Ngoài ra, việc cơ thể trẻ bị thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ dàng bị sốc nhiệt. Bởi vậy, bạn hãy bổ sung nước cho bé, có thể cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây tươi.
Trong trường hợp trẻ bị sốc nhiệt, người lớn cần nhanh chóng sơ cứu cho bé bằng cách đưa bé tới nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo để trẻ có nhiều oxy hơn để thở. Sau đó, đưa trẻ tới bệnh viện.
Nếu quần áo của trẻ lúc này đã ướt mồ hôi thì ngay lập tức phải thay quần áo khác cho trẻ. Bật điều hòa hoặc quạt gió lên, tuy nhiên tránh không để hơi lạnh và quạt thổi thẳng vào người bé vì như vậy có thể khiến trẻ dễ bị cảm. Một lưu nữa, đó là không để cho bé ăn hoặc uống trong lúc bé còn chưa tỉnh táo. Khi bé đã tỉnh, có thể để bé uống canh đậu xanh hoặc một cốc nước mát để làm hạ nhiệt.
3 sai lầm của người lớn khi sơ cứu cho trẻ bị sốc nhiệt
Cho trẻ uống quá nhiều nước
Khi trẻ bị sốc nhiệt, cần bổ sung lượng nước cho bé. Tuy nhiên không được cho bé uống quá nhiều vì như vậy có thể càng làm cho cơ thể mất nước. Cách tốt nhất là nên cho trẻ uống không quá 300 ml tại cùng một thời điểm.
Cho bé ăn quá nhiều
Khi trẻ bị sốc nhiệt, tuyệt đối không cho ăn đồ ăn có chứa dầu mỡ. Đồ ăn có chứa dầu mỡ sẽ làm bé khó tiêu hóa và lượng máu phải dồn về dạ dầy nhiều hơn, vì thế, lượng máu dồn lên não sẽ bị giảm.
Cho bé ăn đồ ăn tanh
Không nên cho trẻ dùng đồ ăn tanh khi trẻ bị sốc nhiệt. Nhiều ông bố bà mẹ khi thấy con mình như vậy thì lập tức cho bé ăn đồ ăn mà bé yêu thích, kể cả đồ ăn tanh. Tuy nhiên, đồ ăn tanh cũng giống như đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đều khiến bé không dễ tiêu hóa và làm cho lượng máu lên não giảm đi.