Tuần thai thứ 26: Bé đã biết nhìn theo ánh sáng

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Ở tuần thai này, nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu theo. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.

Sự thay đổi của em bé

Trong nhiều tháng, đôi mắt của bé khép kín nhưng bây giờ nó đã gần như hoàn toàn phát triển và sẵn sàng để mở ra. Bé đã bắt đầu biết thở dù chưa có không khí trong phổi.

Mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe giọng nói của mẹ và những người khác khi mẹ trò chuyện với họ. Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, đó là điều cần thiết cho sự phát triển phổi của bé sau này. Những động tác thở và nuốt là bài thực hành hữu ích cho lần hít thở đầu tiên khi bé được sinh ra.

Các giác quan đang phát triển rất nhanh. Ở thời điểm này, ảnh chụp CT não bộ cho thấy cơ quan xúc giác của bé rất phát triển với nhiều mô não, não của bé hoạt động rất tích cực. Và nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.

Tuần này bé nặng khoảng 750 – 800gr và dài khoảng hơn 35,6cm. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí có thể mút ngón tay. Mẹ hãy để ý các chuyển động nhịp nhàng nhỏ giống như em bé bị nấc cụt rất phổ biến từ lúc này trở đi. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút. Chúng không hại gì cho bé đâu, do đó, mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng.

Sự thay đổi trong cơ thể bạn

Giai đoạn ba tháng giữa thai kì sắp kết thúc, nhưng mẹ có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng mới. Ví dụ như ngoài đau lưng, thỉnh thoảng sẽ bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân cũng vì chúng đang phải gánh vác thêm trọng lượng, tử cung của mẹ cũng lớn lên, gây áp lực lên các tĩnh mạch mang máu trở lại từ chân lên tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân của mẹ.

Tuần thai thứ 26: Bé đã biết nhìn theo ánh sáng 1

Thật không may, tình trạng chuột rút có thể trở nên tồi tệ hơn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm, nhưng cũng có thể xảy ra ban ngày. Khi xảy ra chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ đỡ được phần nào: duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng là cách các mẹ có thể áp dụng.

Bạn đang dần tăng trọng lượng, ở mức khoảng 0,5kg một tuần. Có nhiều bà mẹ thường xuyên gặp phải ác mộng trong giai đoạn này khiến giấc ngủ chập chờn. Đây là phản ứng bình thường trước những lo lắng của bà mẹ về em bé và về quãng thời gian lâm bồn sắp tới. Việc khó ngủ còn do chiếc bụng quá cỡ, khiến bà bầu khó xoay người khi ngủ và phải nằm cố định một chỗ, khiến tư thế nằm không được thoải mái.

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này

Ngồi ở bất cứ tư thế nào quá lâu đều có thể làm chân và mắt cá chân sưng nề, dễ bị chuột rút. Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ quanh văn phòng sau mỗi 2 tiếng và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi, co gập chân để để thư giãn cơ. Khi bạn ngồi, nên luân phiên đổi chân và nên đặt chân lên 1 ghế phụ. Hạn chế vắt chéo chân khi ngồi.

Đi bộ, đứng, hoặc ngồi trong thời gian dài, cũng như cúi xuống hoặc vặn lưng sẽ làm gia tăng áp lực cho lưng. Tắm nước ấm hoặc chườm 1 chiếc khăn nóng có thể mang lại cảm giác thoải mái.

Bạn nên nằm nghiêng khi ngủ, co một hoặc cả hai đầu gối với một cái gối kẹp giữa hai chân và sử dụng một gối khác (hoặc dùng gối bà bầu) để hỗ trợ cho vùng bụng của bạn.


Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!



Quà tặng của tuần này là bộ chăn và gối cho giường cũi trị giá 500 nghìn đồng.


 

Chia sẻ