Tự chế 10 trò chơi cho bé giúp mẹ rảnh tay khi trông con
Ngoài việc chăm sóc con, bạn còn có nhiệm vụ khiến chúng được vui vẻ. Dưới đây là 10 trò chơi cho bé giúp bạn làm tròn nhiệm vụ trông trẻ một cách thảnh thơi nhất.
Ai cũng công nhận rằng trẻ em rất kì lạ. Chúng bị cuốn hút bởi mọi thứ xung quanh và luôn muốn khám phá thế giới. Đó là lí do vì sao bạn luôn phải để mắt tới bọn trẻ. Tuy nhiên, thật không may là việc trông trẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng, đó còn là trách nhiệm. Ngoài việc chăm sóc con, bạn còn có nhiệm vụ khiến chúng được vui vẻ.
Dưới đây là 10 trò chơi cho bé giúp bạn làm tròn nhiệm vụ trông trẻ một cách thảnh thơi nhất:
1. Hộp giác quan
Chuẩn bị:
01 hộp carton lớn.
Các đồ vật: hạt vòng/hạt đỗ, mì ống, đá viên các loại, quả bóng, cát, lá, rơm, lông thú.
Tùy chọn: đồ chơi nhỏ mà trẻ yêu thích, xẻng nhựa.
Cách chơi:
Đưa con đến gần hộp giác quan và để con làm bất kì điều gì bé thích ví dụ như: đặt chân vào bên trong hộp, lấy tay bới các đồ vật… Chỉ cho trẻ cách dùng xẻng để xúc các đồ vật từ chiếc hộp này sang hộp khác. Bạn cũng có thể giấu đồ chơi yêu thích của trẻ ở đáy hộp và khuyến khích trẻ khám phá để tìm ra đồ chơi.
2. Bức tường khám phá
Chuẩn bị:
Bạn có thể tận dụng bất kì đồ vật nào trong nhà. Không hề có quy tắc nào cho trò chơi cho bé này, điều duy nhất bạn cần là sự tưởng tượng.
Cách chơi:
Treo các đồ vật lên bức tường khám phá. Sau đó, hãy làm mẫu để bé bắt chước. Bạn hãy giúp trẻ thấy rằng chúng có thể sờ, mở, đóng và thậm chí là ngửi mùi của các đồ vật khác nhau trên bức tường khám phá đó.
3. Một bể cá giúp bé tìm hiểu về nước
Chuẩn bị:
01 bình nước
Đá hoặc hạt màu
Đồ chơi hình các động vật dưới nước
Tùy chọn: ống hút, vỏ cây, tiền xu
Cách chơi:
Hướng dẫn trẻ đưa tay xuống nước và lấy các đồ vật khác nhau. Sau đó, đẩy các đồ vật di chuyển xung quanh bể nước. Chỉ cho bé cách ném các miếng nhựa hoặc đồng xu vào trong bể nước. Đó là cách bạn dạy con về sự chìm, nổi của các đồ vật. Sau đó, hãy chỉ bé cách thổi vào nước và nhìn những bong bóng nổi lên như thế nào.
4. Chai âm nhạc
Cách chơi:
Khi bạn đút vào trong các chai nhựa những vật khác nhau, chúng sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ khiến các bé vô cùng thích thú. Hãy chỉ cho con cách lắc chai để tạo ra các âm thanh trầm bổng.
5. Làm sạch đồ chơi
Chuẩn bị:
Một chậu/hộp đựng nước
Đồ chơi là các con vật bằng cao su
Miếng xốp, bàn chải, khăn, miếng vải
Cách chơi:
Hãy làm bẩn các con vật bằng các vệt sơn màu đen có thể lau sạch. Sau đó, hãy yêu cầu trẻ rửa sạch các con vật đó với các dụng cụ được chuẩn bị sẵn và lau khô chúng bằng khăn/miếng vải.
6. Chiếc bình ma thuật
Chuẩn bị:
Một chai/bình nhựa đậy nắp và bất kì đồ vật nhỏ nào (hạt nhựa, đậu, ...) hoặc một dây ruy băng.
Cách chơi:
Hướng dẫn trẻ cách lấy dây ruy băng ra khỏi chai nhựa và đút những vật nhỏ vào bên trong.
7. Phù hợp và không hợp
Chuẩn bị:
Những chiếc hộp và những chiếc nắp đậy khác nhau.
Cách chơi:
Giúp trẻ ghép các vật cùng nhóm lại với nhau: ví dụ như có cùng màu sắc, hình dạng….
8. Phân biệt mùi
Chuẩn bị:
Lọ/chai nhỏ có lỗ, một vài loại cây, rau hoặc trái cây.
Cách chơi:
Giúp trẻ phân biệt các mùi khác nhau bằng cách ngửi từng lọ một và đoán xem cái gì đang ở bên trong.
9. Mê cung đồ chơi
Chuẩn bị:
Đồ chơi, một số dây buộc, giỏ đựng đồ giặt.
Cách chơi:
Tạo một mê cung đồ chơi với các chướng ngại vật và để trẻ tự lấy đồ chơi ra theo cách riêng của chúng.
10. Góc sáng tạo
Chuẩn bị:
Miếng dán, kéo, vải vụn.
Cách chơi:
Làm một bức tranh với các hình thù khác nhau với nền là một miếng vải tối màu, các họa tiết được dán lên bằng miếng dính. Bé sẽ tự dán theo sở thích. Ví dụ, bạn có thể tạo một cái cây với thân cây là các mảnh vải nỉ màu nâu, vải xanh lá để làm lá… Bạn cũng có thể áp dụng ý tưởng này với các miếng nam châm gắn tủ lạnh.