Trị tận gốc tật nói ngọng của bé

,
Chia sẻ

Trẻ mới lớn thường hay có tật nói ngọng. Tật xấu này nếu không được trị sẽ gây ra nhiều rắc rối cho trẻ khi giao tiếp, công việc và học tập trong tương lai sau này.

Trẻ thường hay nói ngọng các âm “l” và “n”. Do đó một câu khi có các âm “l” và “n” thường bị nói nhầm và lẫn lộn với nhau. Hoặc trẻ cũng bị ngọng dấu “ngã” thành dấu “sắc”. Ví dụ bé phát âm “mỡ” thành “mớ”…

Thực tế chuyện trẻ bị nói ngọng là hiện tượng rất bình thường, sau khi đi học lớp 1 trẻ sẽ được cô giáo luyện nói lại cho chuẩn, đôi khi trẻ học hỏi bạn bè nên cũng không nói ngọng nữa. Tuy nhiên mẹ cũng nên uốn nắn cho trẻ để tật nói ngọng không làm ảnh hưởng đến việc học tập và giao tiếp của trẻ.


Giúp trẻ bỏ tật nói ngọng để trẻ tự tin trong học tập và giao tiếp.

• Khi trẻ bị các vấn đề như dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang mẹ nên có biện pháp điều trị để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng. Kiểu thở với miệng mở rộng sẽ làm mặt lưỡi bằng và thè ra, như vậy trẻ sẽ phát âm sai nhiều từ. Bên cạnh đó, tắc mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ thấy khó phát âm và phát âm sai.

• Luôn nhắc nhở trẻ không được mút tay hoặc cho tay vào mồm, vì mút tay cũng khiến trẻ nói ngọng. Thực tế không phải dễ bắt trẻ bỏ đi thói quen này, vì ngón tay bấy lâu nay đã là món gặm nhắm khoái khẩu của trẻ. Đặt mục tiêu và tìm cách thay đổi thói quen của trẻ, theo dõi thời gian nào trẻ hay mút tay nhất như khi xem TV hoặc ngồi sau xe, bày các trò chơi gì thú vị cho trẻ hoặc chơi trò đố vui để trẻ quên việc mút tay đi.


Mút tay cũng là nguyên nhân gây kém phát triển khả năng nói của trẻ.

• Định hướng rõ ràng về núm vú giả vả bình sữa cho trẻ em. Chuyển cho bé sang uống bằng cốc không có phần mút được thiết kế nhô lên càng sớm càng tốt. Khi trẻ mút sữa hoặc nước từ các loại cốc này, cơ miệng của trẻ sẽ không phát triển bình thường, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển phát âm của trẻ. Dùng ống hút là cách luyện tập tốt làm cơ miệng phát triển vì trẻ sẽ phải hoạt động phần môi thay vì dùng lực mút của răng.

• Đưa trẻ đến khám bác sĩ nha khoa nếu trẻ có vấn đề về răng như răng cắn ngược, răng lung lay, răng bị vỡ hoặc gãy. Một hàm răng đều đặn, không sứt mẻ, không gãy sẽ ngăn lưỡi không bị đùn ra ngoài qua chỗ trống trên răng. Sứt răng, gãy răng cũng chính là lý do làm cản trở sự phát triển khả năng nói của trẻ và sẽ rất khó để trẻ nói chuẩn sau khi trẻ mọc răng vĩnh viễn ở tuổi lên 7.

Theo Eva

Chia sẻ