Trẻ không thích chào người lớn liệu có phải do bố mẹ không biết dạy con? Hóa ra có 3 nguyên nhân này khiến trẻ làm vậy

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Khi biết được những lý do trẻ không thích chào người lớn, bố mẹ sẽ thông cảm hơn với hành vi này của con mình.

Một trong những điều bố mẹ cực kỳ quan tâm khi dạy dỗ con cái chính là việc chào hỏi. Nếu có một đứa con lanh lợi, khéo ăn nói, chắc chắn sẽ khiến bố mẹ rất tự hào. Ngược lại, nếu đó là một đứa trẻ không thích chào người lớn, bố mẹ sẽ cảm thấy phiền muộn và cả bất lực.

Đến giờ tan học, cô Trương vội vàng lái xe đến trường, vừa dựng xe xuống thì gặp ngay người bạn cũ. Người này dẫn theo đứa trẻ đến gần chỗ cô Trương rồi nói: "Mau chào dì đi con".

Đứa trẻ sững sờ một lúc, chưa kịp nói tiếng nào thì bị mẹ mắng: "Cái thằng bé này chẳng được tích sự gì cả. Có mỗi câu chào thôi mà cũng không thốt ra được".

Nghe mẹ mắng mình như vậy, cậu bé tỏ vẻ khó chịu, nói lí nhí trong miệng: "Chào dì".

3 lý do khiến trẻ không thích chào người lớn - Ảnh 1.

Cậu bé không thích chào người lạ. (Ảnh minh họa)

Nhìn biểu hiện của đứa trẻ, cô Trương cảm thấy khó xử thay. Cô cảm thấy đứa trẻ đang đấu tranh và việc ép buộc chào hỏi này khiến nó cảm thấy khó chịu.

Lúc này, con của cô Trương vừa ra trường, thấy mẹ và bạn của mẹ liền nhanh nhảu chào hỏi: "Cháu chào cô ạ".

Ngay lập tức, người bạn của cô Trương quay sang nói với con mình: "Con thấy không, bạn ấy trạc tuổi con mà khéo ăn nói quá. Đúng là một đứa bé ngoan. Còn con có mỗi câu chào cũng đợi mẹ nhắc".

Cậu bé nghe mẹ nói xong liền mím môi nín khóc, cảm giác như sự uất ức đã vượt quá giới hạn, sau đó khóc như mưa.

Thấy vậy, cô Trương đành dỗ dành cậu bé, mãi một lúc sau cậu bé mới nín khóc.

Trên thực tế, khi trẻ được 5 tuổi, giai đoạn này chúng đã ý thức được những gì người khác nói về mình. Nếu bố mẹ ép trẻ chào hỏi khi chúng không thích, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của chúng.

Tệ hơn nữa, lòng tự trọng của trẻ bị ảnh hưởng, trong tương lai trẻ sẽ không biết phải đối mặt với những suy nghĩ, cảm xúc của người khác như thế nào. Những tổn thương tình cảm gây ra bởi một vòng luẩn quẩn như vậy sẽ không bao giờ kết thúc.

Tại sao trẻ không thích chào người lớn?

Có 3 lý do chính khiến trẻ không thích chào người lớn, bố mẹ nên xem xét để thấu hiểu con mình hơn.

1. Trẻ không thích chào người lớn: Biểu hiện tính cách hướng nội

3 lý do khiến trẻ không thích chào người lớn - Ảnh 2.

Trẻ không thích chào người lớn là do tính cách chúng hướng nội. (Ảnh minh họa)

Tính cách được chia thành hướng nội và hướng ngoại. Việc trẻ không thích chào hỏi người lớn cũng phần nào nói lên tính cách của đứa trẻ đó ra sao.

Những người hướng nội thích suy nghĩ, ít nói, chiêm nghiệm về mọi thứ trong im lặng. Thế giới nội tâm của một người hướng nội rất phong phú, họ có xu hướng thích ở một mình, thích giao tiếp với bản thân, có phần rụt rè… nhưng tất cả những điều này đều không ảnh hưởng nhiều đến việc tương tác với xã hội.

2. Trẻ không thích chào người lớn: Phản xạ tự bảo vệ chính mình

3 lý do khiến trẻ không thích chào người lớn - Ảnh 3.

Trước một người lạ, trẻ có biểu hiện sợ hãi, nhút nhát là điều bình thường. (Ảnh minh họa)

Trước một người lạ, trẻ có biểu hiện sợ hãi, nhút nhát là điều bình thường. Đây cũng là biểu hiện khả năng tự bảo vệ chính mình. Trên thực tế, khi trẻ còn nhỏ, dưới 5 tháng tuổi, chúng dễ dàng cho người lạ bế. Thế nhưng sau 5 tháng tuổi, ngoại trừ những người thân trong gia đình, rất hiếm có người lạ nào bế được trẻ.

Vì thế, việc một đứa trẻ lần đầu tiên gặp người lạ, chúng không thích chào hỏi người lớn cũng là điều dễ hiểu. Khi trình độ nhận thức của trẻ phát triển đến một giai đoạn nhất định, chúng phân biệt sẽ được người lạ và người quen.

3. Trẻ không thích chào hỏi người lớn: Bố mẹ không làm gương cho con cái

3 lý do khiến trẻ không thích chào người lớn - Ảnh 4.

Bố mẹ không làm gương cho con cái chắc chắn trẻ sẽ không thích chào người lớn. (Ảnh minh họa)

Khi bố mẹ muốn dạy dỗ con mình về một điều gì đó, tốt nhất bản thân họ trước tiên phải làm tốt điều đó. Một đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, vì thế bố mẹ nên làm gương cho con cái noi theo.

Nhà giáo dục Jean-Jacques Rousseau từng nói: "Giáo dục chân chính không bao gồm chỉ việc dạy dỗ bằng lời nói mà còn phải thực hành".

Do đó, bố mẹ muốn con cái biết chào hỏi, khéo ăn nói thì bản thân họ cũng phải làm điều này trước mặt trẻ. Khi trẻ thấy bố mẹ thường xuyên chào hỏi mọi người, chúng sẽ bắt chước làm theo.

Mặc dù bố mẹ nào cũng muốn con mình lịch sự, biết phép tắc, biết chào hỏi khi gặp người lớn nhưng trẻ con vẫn còn nhỏ, chúng đôi khi chưa hiểu được đó là một nghi thức xã hội cần thiết. Vì thế, bố mẹ cần dạy dỗ trẻ một cách kiên nhẫn hơn, dần dần trẻ sẽ biết chào hỏi người lớn.

T/H

Chia sẻ