Trẻ em - đối tượng chủ yếu của bệnh tay chân miệng

Saga,
Chia sẻ

Từ nhiều năm nay, bệnh tay chân miệng trở thành phổ biến, gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ nhỏ và có nhiều nguy cơ bùng phát trong thời điểm mùa thu.

Đây là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây bệnh nhanh nên rất dễ phát triển thành dịch. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhiễm, đỉnh của dịch tay chân miệng thường rơi vào tháng 10-11 hàng năm. Thời điểm sang thu này có đặc điểm thời tiết hanh hao, khô và nhiều bụi nên cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nguyên nhân trẻ thường hay bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra, thường tác động đến trẻ nhỏ nhiều hơn. Nhóm virus gây bệnh này gồm có polioviruses, coxsackieviruses, echoviruses, và enteroviruses.

Đầu tiên, virus lan đến các mô trong miệng rồi sau đó di chuyển đến gần amidan và xuống hệ tiêu hóa. Virus có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Trong khi virus lan đi khắp cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ chống trả lại virus để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não. Vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn toàn khỏe mạnh nên rất dễ bị virus tấn công và mắc bệnh. Trẻ hay ốm yếu, có sức đề kháng kém càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.


Các virus tay chân miệng có thể lây truyền theo 2 cách là qua dịch tiết từ đường hô hấp (gần giống đường lây của cảm cúm) và qua tiếp xúc các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân). Thông thường bệnh lây lan do tay bị dính virus từ những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi hoặc do hít phải virus lơ lửng trong không khí do người bệnh thải ra.

Trẻ nhỏ không có ý thức bảo vệ mình nên không biết mình có nguy cơ lây bệnh tay chân miệng từ bạn bè. Nếu vô tình nói chuyện hoặc chơi đồ chơi cùng các bạn bị bệnh, trẻ hoàn toàn có thể lây bệnh từ bạn. Bệnh tay chân miệng cũng có thể lây lan nếu trẻ tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh.

Người lớn cũng có thể là tác nhân khiến trẻ bị lây bệnh tay chân miệng. Mặc dù không trực tiếp truyền virus sang cho trẻ nhưng nếu không chú ý giữ gìn vệ sinh thì người lớn sẽ vô tình mang virus từ trẻ này sang trẻ khác mà không biết, ví dụ như khi bạn thay tã cho một đứa trẻ hoặc chạm vào dịch tiết của trẻ bị bệnh sau đó chạm vào trẻ em khác.

Với tính chất dễ lây truyền như vậy nên trẻ có thể bị tái phát tay chân miệng liên tục nếu không được phòng bệnh đúng cách. Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều về mức độ nghiêm trọng của những lần tái phát bệnh tay chân miệng. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng những lần bệnh tái phát sẽ ở mức độ nhẹ hơn vì lần bị bệnh trước đó, trong cơ thể trẻ đã có kháng thể tiêu diệt. Trong khi đó, một số cha mẹ khác lại cho rằng nếu bị bệnh những lần sau thì sẽ nghiêm trọng hơn do sức khỏe của bé kém đi từ lần trước.


Thực tế, các bác sĩ cho biết, mức độ nghiêm trọng của mỗi lần bị tay chân miệng ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Độc lực của virus gây bệnh mà trẻ đã mắc phải, cơ địa của trẻ, tình trạng sức khỏe và môi trường sống hiện tại... Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở những lần khác nhau đều có cùng một biểu hiện như nhau: Loét miệng, ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số triệu chứng cảnh báo sớm khác có thể xuất hiện kèm theo bao gồm: Sốt cao, chán ăn, ho, đau bụng, đau họng, gây nôn (nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra)... Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ.

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp phát triển nặng cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến biến chứng như: Mất nước, bội nhiễm, gây ra viêm màng não...

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện tại, chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng nên cách phòng bệnh hiệu quả chủ yếu là giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh.

Thông thường, người bị tay chân miệng có khả năng lây lan cho người khác mạnh nhất trong tuần lễ đầu tiên mang bệnh nhưng trong một số trường hợp, dù đã hết triệu chứng bệnh nhưng khả năng lây lan vẫn còn. Hơn nữa, virus có thể ở trong phân tới vài tháng và lây cho người khác, vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều sau:


- Tất cả thành viên gia đình cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi ăn, khi tiếp xúc với phân (như thay tã cho con), sau khi dùng nhà vệ sinh...

- Thường xuyên làm sạch các bề mặt mà bé thường tiếp xúc, bao gồm cả đồ chơi, vật dụng dính đất, chất thải...

- Tránh để trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh. Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì cần cách ly, không dùng chung dụng cụ, bát đĩa, cốc chén... để tránh lây bệnh. Hạn chế đưa trẻ tới những nơi có mầm bệnh như bệnh viện hoặc để trẻ chơi với những trẻ đang bị bệnh. Nếu bắt buộc phải đến bệnh viện hoặc nơi có mầm bệnh, nên cho trẻ đeo khẩu trang, không cho trẻ tiếp xúc với các vật dụng tại đó...

- Bổ sung dinh dưỡng và nước nhất là các loại nước ép chứa nhiều vitamin để tăng cường sức khỏe cho trẻ, tăng khả năng phòng bệnh tốt hơn.

Trong trường hợp trẻ bị chân tay miệng, cần sử dụng những biện pháp điều trị phù hợp để bệnh nhanh khỏi. Vì không có thuốc điều trị đặc trị cho bệnh chân tay miệng nên nếu trẻ bị bệnh, cha mẹ cần cách ly trẻ để không làm lây lan bệnh ra cộng đồng, đồng thời cho trẻ ăn, uống đầy đủ để tránh mất nước. Khi trẻ sốt nên dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp để trẻ dễ chịu và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Hapacol với hoạt chất chính là paracetamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Chia sẻ