Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Phong cách thời trang công sở của các quý cô thập niên 30s - 60s mang đậm chất sang trọng, thanh lịch nhưng không kém phần gợi cảm.
Thay cho những quan niệm lỗi thời, lạc hậu; khi ánh mắt của xã hội bắt đầu phóng khoáng hơn, địa hạt thời trang công sở cũng đã có những cuộc cách mạng ngoạn mục với mong muốn giải phóng hình thế và mang đến vẻ đẹp cho mọi phụ nữ. Nếu thập niên 30s, vẻ đẹp kín đáo, nền nã còn được duy trì thì đến những năm 50s - 60s. Hình ảnh xuyên suốt trong thập niên này là những cô nhân viên văn phòng với vòng 2 thon gọn, vòng 1 "bốc lửa" với phong cách ăn vận phóng khoáng, và xu hướng trang điểm retro với đôi môi đỏ, hàng mi dày và mái tóc uốn xoăn.
Kể từ đó đến nay, phong cách thời trang đã thay đổi rất nhiều và môi trường làm việc của tại công sở cũng được cải thiện tích cực như yêu cầu không hút thuốc, không say xỉn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới đã được giải quyết tương đối thoả đáng.
Albert Einstein đang đọc cho cô thư ký ghi lại một bản báo cáo khoa học trong căn hộ của ông ở Berlin năm 1930.Trang phục kín đáo, nhã nhặn với chân váy và sơ mi có tay là hình mẫu quen thuộc của thời trang công sở 1930.
Những
cô thư ký kín đáo, thanh lịch của thập niên 1920-1930. Thời kỳ này điện
thoại bắt đầu trở nên phổ biến tại nơi làm việc và chức danh thư ký sẽ
kiêm thêm nhiệm vụ nhận điện thoại.
Sang đến thập niên 1960s, các cô gái rất ưa chuộng thân hình đồng hồ cát với một vòng ngực lớn và vòng eo siết chặt để tạo ra những đường cong nổi bật.
Một mẫu váy hoa cổ rộng táo bạo của nhân viên văn phòng thập niên 60s.
Thậm chí, shorts cũng đã hiện diện tại công sở.
Ở cuối thập
niên 1930, phụ nữ bắt đầu có khái niệm về sự nghiệp. Đa
số họ vẫn tiếp tục đi làm dù đã bước vào tuổi 40 hoặc đã có gia đình,
con cái. Tuy nhiên, đến thập niên 60, các nữ công chức vẫn chỉ được xem những người phụ nữ
của
gia đình, họ được phép có sự nghiệp riêng, có thể đi làm dù đã lập gia
đình. Nhưng họ không được phép để lộ những tham vọng trong công việc của
mình, đi làm chỉ là một cách để hỗ trợ chồng về kinh tế.
Trong những thập niên này, xu hướng váy suông thịnh hành trong làng mốt 2012 cũng đã xuất hiện.
Họ diện chúng đến công sở...
... và cả trong những hoạt động dã ngoại, vui chơi hay dạo phố.
Thời trang váy suông, giày loafer sành điệu của các quý cô công sở 1960.
Mối
quan hệ giữa ông chủ và thư ký vẫn luôn là một trong những đề tài
“nóng” từ xưa đến nay. Chức danh thư ký thường đi liền với những định
kiến xã hội nên trong thập niên 1950, danh từ thư ký được thay bằng“trợ lý văn phòng”.
Cuối những năm 1960, các thiết bị văn phòng bắt đầu được cách tân. Phụ nữ cũng có được nhiều quyền lợi hơn khi có thể tham gia vào nhiều ngành nghề mình yêu thích: từ thư kí, giáo viên, tiếp tân.
Chiếc máy đánh chữ xách tay và máy fax đời đầu hỗ trợ công việc.
Hình ảnh những cô thư ký xinh đẹp trở nên thời thượng trong các bộ phim truyền hình lúc bấy giờ. Đôi môi đỏ mọng, mái tóc ngắn uốn lượn mượt mà là hình ảnh quen thuộc của quý cô cô sở những năm 60s.
Trong những thay đổi về văn hoá xã hội diễn ra hồi thập niên
1950-1970, phong trào đòi bình quyền của phụ nữ diễn ra mạnh mẽ nhất, họ
muốn có địa vị xã hội tốt hơn, được đánh giá đúng về những đóng góp đối
với công ty và xã hội. Cũng chính trong giai đoạn này, cụm từ "trợ lí văn phòng" dần được thay thế bằng thư kí như thập niên 30s.
Công
nghệ đã làm thay đổi cuộc sống tại văn phòng, thay vì nghe điện thoại
và bị gián đoạn công việc. Họ có thể vừa trả lời điện thoại, vừa đánh
máy.
Một hình ảnh điển hình với những quý cô công sở thập niên 60s.