Thay vì bánh ăn dặm, nhiều mẹ bỉm đã mua thứ này: Vừa rẻ vừa ngon, 2 mẹ con rả rích ăn cả ngày

Mạn Ngọc,
Chia sẻ

Chỉ 50.000 là có một bịch "bánh ăn dặm" cho cả mẹ lẫn con!

Thông thường, các mẹ bỉm có thể bắt đầu dùng bánh ăn dặm cho trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi, khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm và có khả năng ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ.

Bánh ăn dặm là thực phẩm được thiết kế đặc biệt cho trẻ nhỏ ở giai đoạn bắt đầu tập ăn, khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên. Các loại bánh này thường có kích thước nhỏ, hình dáng dễ cầm nắm, và độ mềm phù hợp để bé có thể dễ dàng nhai và nuốt. Bánh ăn dặm thường được làm từ các nguyên liệu an toàn và giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, và rau củ.

Bánh gạo là loại bánh phổ biến, thường được làm từ gạo lứt hoặc gạo trắng, có thể kết hợp với các loại ngũ cốc khác.

Các loại bánh ăn dặm phải đảm bảo rằng chúng ít đường, ít muối, không có hương liệu và chất bảo quản nhân tạo. Nên đọc kỹ nhãn thành phần và chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, giàu chất xơ và vitamin.

Thay vì bánh ăn dặm, nhiều mẹ bỉm đã mua thứ này: Vừa rẻ vừa ngon, 2 mẹ con rả rích ăn cả ngày- Ảnh 1.

Bé Mimi nhà chị Khánh (Hà Nội) có món bánh ăn dặm khoái khẩu là bỏng cây

Rất nhiều mẹ bỉm sữa đau đầu vì lựa chọn bánh ăn dặm cho con nhỏ. Sau khi đau đầu chọn bánh xong thì đến tiết mục "đau ví" vì thường thì các loại bánh ăn dặm thương hiệu lớn sẽ có giá thành khá cao. Và sau khi đau đầu cộng với đau ví các mẹ lại tiếp tục chuyển đến giai đoạn "overthinking" khi cứ phải băn khoăn suy nghĩ xem liệu sản phẩm mình lựa chọn cho con có đảm bảo hay không.

Có lẽ vì vậy mà dạo gần đây, lướt một vòng TikTok sẽ thấy khá nhiều mẹ bỉm lựa chọn việc tự đi "nổ" bỏng làm bánh ăn dặm cho con.

Thay vì bánh ăn dặm, nhiều mẹ bỉm đã mua thứ này: Vừa rẻ vừa ngon, 2 mẹ con rả rích ăn cả ngày- Ảnh 2.
Thay vì bánh ăn dặm, nhiều mẹ bỉm đã mua thứ này: Vừa rẻ vừa ngon, 2 mẹ con rả rích ăn cả ngày- Ảnh 3.

Bỏng gạo được làm bằng cách nấu chín hạt gạo tới mức có đủ độ ẩm, sau đó chúng được đưa vào máy làm bỏng gạo. Máy này sẽ tạo ra áp suất cao và nhiệt độ lớn để "nổ" hạt gạo, biến chúng thành những hạt bỏng giòn.

Tất nhiên, khi mang gạo hay ngũ cốc từ nhà đi nổ bỏng cho con. Các mẹ sẽ yêu cầu người làm bỏng sử dụng hạt gạo, hạt ngũ cốc nguyên chất mà không thêm gia vị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ bỉm Uyên ở Hà Nội chia sẻ rằng bản thân từng chạy theo một loạt các loại bánh ăn dặm khác nhau song bé Pub nhà cô không hợp tác, nhưng khi đưa bỏng cho bé hợp tác rất vui vẻ.

Thay vì bánh ăn dặm, nhiều mẹ bỉm đã mua thứ này: Vừa rẻ vừa ngon, 2 mẹ con rả rích ăn cả ngày- Ảnh 4.

Nổ bỏng gạo thay vì phải đau đầu lựa chọn bánh ăn dặm

Trào lưu các mẹ bỉm sữa chọn cho con ăn bỏng thay vì ăn bánh ăn dặm đang ngày càng trở nên phổ biến. Các mẹ tin rằng bỏng không chỉ ngon mà còn bảo đảm về mặt dinh dưỡng và có giá thành rẻ hơn so với bánh ăn dặm.

Việc lựa chọn bỏng làm thức ăn dặm cho con có thể giúp bé làm quen với việc nhai và tiêu hóa, đồng thời cung cấp năng lượng nhanh chóng cho trẻ.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý chọn loại bỏng phù hợp, tránh các loại có hương liệu và gia vị mạnh, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Thêm vào đó, việc giới thiệu bỏng như một phần của chế độ ăn dặm cần được thực hiện một cách cẩn thận để tránh nguy cơ hóc và dị ứng.

Chia sẻ