Thấy con ngày nào cũng dậy đúng 2 giờ đêm, người mẹ tò mò lắp camera theo dõi rồi tức giận trách móc chồng mình

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Không ngờ hành động này của người cha lại làm mất giấc ngủ của con gái mình đến vậy.

Khi chăm sóc con cái, một trong những điều vất vả nhất chính là dỗ con ngủ. Nếu đó là một đứa trẻ dễ ngủ, đặt đâu ngủ đấy thì người mẹ sẽ đỡ vất vả hơn. Ngược lại, nếu đó là một đứa trẻ khó tính, việc dỗ con ngủ trở thành một việc rất khó khăn.

Trong quá trình lớn lên của đứa trẻ, có lẽ giai đoạn thoải mái nhất của người mẹ chính là khi trẻ còn đang bú mẹ, chỉ cần ti sữa no bụng là bé sẽ tự lăn ra ngủ, không cần phải dỗ dành nhiều. Thế nhưng, khi trẻ lớn dần, việc dỗ ngủ sẽ càng khó khăn hơn, đôi khi chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến chúng giật mình tỉnh giấc. Đặc biệt, giấc ngủ ban đêm đối với trẻ rất quan trọng để phát triển thể chất và trí tuệ. Nếu vào thời điểm này, việc ngủ của trẻ bị cản trở, nó sẽ gây ra nhiều hệ luỵ.

Bé gái đêm nào cũng dậy lúc 2 giờ sáng, người mẹ phát hiện ra sự thật bất ngờ

Tiểu Dĩnh là một bà mẹ toàn thời gian, một mình chồng cô gánh vác kinh tế cho cả gia đình. Việc kiếm tiền bên ngoài chưa bao giờ là điều dễ dàng, ngày nào chồng cô cũng về muộn và thường xuyên làm thêm giờ.

Vì điều kiện gia đình không quá dư dả, sau khi sinh con xong, cả gia đình 3 người vẫn chen chúc ngủ trên một chiếc giường. Con gái cô hiện đã 3 tuổi, sức khỏe bình thường nên cô thấy việc cho con ngủ riêng lúc này vẫn chưa cần thiết.

Thế nhưng dạo gần đây, đêm nào con gái cô cũng thức dậy lúc 2 giờ sáng khiến cô cảm thấy rất kỳ lạ. Ban đầu, cô còn tưởng con gái thức dậy đi tiểu hoặc bị mộng du, nhưng tần suất xảy ra thường xuyên khiến cô cảm thấy lo lắng.

trẻ hay thức dậy vào ban đêm - Ảnh 1.

Con gái cô thường xuyên thức dậy lúc 2 giờ sáng.

Để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với con gái mình, Tiểu Dĩnh đã lắp camera giám sát trong phòng ngủ. Sau đó, cô biết được chồng mình thường hay về nhà lúc nửa đêm, sau khi tắm rửa xong hết thì chui vào giường ngủ. Người chồng vô thức lấy chăn bông của con gái, khiến cô bé giật mình tỉnh dậy vì lạnh.

Khi biết được nguyên nhân, dù biết chồng rất mệt nhưng cũng không vì thế mà ảnh hưởng tới giấc ngủ của con gái. Cô cảm thấy tức giận nên yêu cầu chồng sau này phải chú ý, không được làm con gái giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm như vậy nữa.

Trong trường hợp này, sự bất cẩn của người cha đã khiến con gái ngủ không ngon giấc. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ biết rằng, nên cho con cái ngủ riêng để không cản trở giấc ngủ của cả 2. Nhưng xét cho cùng, hoàn cảnh mỗi gia đình khác nhau nên đôi khi muốn là một chuyện, việc thực hiện được hay không lại là chuyện khác.

Nếu không có điều kiện cha mẹ và con cái ngủ riêng, khi ngủ chung, cha mẹ nên chú ý tới việc lấy hết chăn của trẻ hoặc ngủ say vô tình đè lên trẻ.

Vì sao trẻ thường thức dậy lúc nửa đêm?

Bên cạnh những yếu tố ngoại cảnh như trong trường hợp ở trên, có một số lý do khác cũng khiến trẻ thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm như sau:

- Môi trường ngủ kém

Một số cha mẹ là "cú đêm", thường xuyên thức khuya nên vô tình gây ra những tiếng động ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Đồng thời, nếu môi trường ngủ có ánh sáng quá mạnh, nhiệt độ cao hoặc thấp quá cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc.

Thấy con ngày nào cũng dậy đúng 2 giờ đêm, người mẹ tò mò lắp camera theo dõi rồi tức giận trách móc chồng mình - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

- Ban ngày ngủ quá nhiều

Hầu hết đứa trẻ nào cũng đều được cha mẹ cho ngủ trưa. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ quá lâu vào ban ngày, vì khi ngủ nhiều như vậy vào ban đêm trẻ sẽ khó ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc.

- Có cảm giác không an toàn

Khi trẻ còn nhỏ, chúng rất cần cảm giác an toàn từ cha mẹ mình. Đây là nhu cầu cần thiết đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Một số đứa trẻ luôn có cảm giác bất an, thiếu an toàn, lo lắng không có mẹ ở bên cạnh ngay cả khi chúng đã ngủ say. Vì thế, trẻ thường thức dậy lúc nửa đêm để xem thử có mẹ bên cạnh hay không.

Thấy con ngày nào cũng dậy đúng 2 giờ đêm, người mẹ tò mò lắp camera theo dõi rồi tức giận trách móc chồng mình - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

- Sợ hãi

Cũng giống như người lớn, khi tắt đèn, căn phòng trở nên im lặng cũng là lúc bộ não bé nhỏ của trẻ bắt đầu suy nghĩ lung tung. Nguyên nhân sâu xa này có thể là do ban ngày trẻ nhìn thấy một số hình ảnh đáng sợ trong truyện, TV, video… Cảm giác sợ hãi này sẽ đi theo trẻ vào trong giấc ngủ, khiến chúng giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm.

Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ, cha mẹ có thể trò chuyện vui vẻ, hát những bài hát thiếu nhi, kể chuyện cổ tích để xoa dịu cảm xúc của trẻ.

- Ăn uống không đủ no

Khi đứa trẻ lớn dần, chúng cần ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đôi khi trẻ ăn ít, nửa đêm chúng có thể giật mình tỉnh dậy vì đói bụng. Nếu trẻ bú mẹ, hầu hết chúng sẽ tỉnh dậy lúc nửa đêm để đòi bú vì sữa mẹ tiêu hóa rất nhanh.

Nguồn: Sina, QQ

Chia sẻ