Thấy con ngày càng bị các bạn cao vượt, mẹ đưa con đi khám rồi hối hận tột cùng khi nghe kết luận của bác sĩ
Bà mẹ này không ngờ rằng hành động tưởng chừng như thương con của mình hóa ra lại là hại con.
Sinh được cô con gái xinh xắn, thông minh, học giỏi, Lộ Khiết (sinh sống ở Đài Châu, Trung Quốc) cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào. Ngay từ khi con còn bé, cô đã đầu tư cho con đi học múa, học đàn, rồi lại còn mua thuốc bổ về cho con gái uống. Lộ Khiết luôn tin rằng với chiều cao 1m80 của chồng và 1m65 của mình, cộng với chế độ ăn uống bổ dưỡng, ít nhất con cũng sẽ cao như người mẫu.
Không nằm ngoài sự mong đợi, con gái của Lộ Khiết những năm học mẫu giáo đều thuộc hàng cao lớn nhất lớp. Ai cũng khen ngợi rồi hỏi thăm bí quyết chăm con khéo càng khiến cô tự hào. Thế nhưng, từ khi được 7 tuổi đến nay, đã 2 năm rồi mà con gái của Lộ Khiết không hề cao thêm tí nào. Nhìn con từ đứa trẻ cao nhất lớp dần bị các bạn "vượt mặt", bà mẹ lo sốt vó nên đã sắp xếp đưa con đi khám bác sĩ.
Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận bé gái tuy mới 9 tuổi nhưng kết quả kiểm tra tuổi xương lại cho thấy là 13 tuổi. Về cơ bản, xương đã ở trạng thái đóng. Lộ Khiết kinh hãi níu tay bác sĩ hỏi: "Vì sao mà gen chiều cao của hai vợ chồng cô đều tốt mà con gái mới cao 1m42 đã dừng lại là sao?".
Bác sĩ liền giải thích di truyền chỉ chiếm khoảng 23% trong sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, 77% còn lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể chất và giấc ngủ. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, khuyến khích chúng tập thể dục và chăm sóc giấc ngủ ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là trong "giai đoạn vàng", chắc chắn trẻ hoàn toàn có thể sở hữu chiều cao vượt trội trong tương lai.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm tưởng là tốt nhưng thật ra lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ, song nhiều bố mẹ lại không biết đến điều này nên cứ vô tư cho con ăn. Điều này vô tình khiến cho lá lách và dạ dày của trẻ bị tổn hại, làm rối loạn nội tiết tố và đe dọa sự phát triển thể chất, trong đó có 3 sai lầm mà cha mẹ thường hay mắc phải nhất là:
1. Cho con ăn nhiều trái cây và rau củ quả trái vụ
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các nhà nông nghiệp đã tìm ra được các phương pháp giúp rau củ quả và trái cây được thu hoạch quanh năm suốt tháng dù nó được trồng trái vụ. Tuy rằng việc này giúp cho việc chọn lựa thực phẩm của mọi người được dễ dàng hơn, không phải chịu cảnh "mùa nào thức ăn nấy" nữa, song cha mẹ nên nhớ rằng không nên mua rau, trái cây trái mùa về cho con ăn thường xuyên.
Bởi một lẽ để có thành quả trái vụ, các cơ sở sản xuất đã phải sử dụng một số loại thuộc để kích thích cây trái ra hoa. Vì thế, nếu ăn nhiều loại thực phẩm không đúng mùa này sẽ khiến các hóa chất tích tụ trong cơ thể trẻ, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bị dậy thì sớm. Do đó, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn trái cây và rau củ trái vụ.
2. Cho con uống nhiều thuốc bổ
Ngày nay, điều kiện sống của mọi người ngày càng tốt hơn, vì thế có không ít các ông bố bà mẹ đầu tư mua các loại thuốc bổ đắt tiền nhằm bổ sung canxi, sắt, kẽm, selen và các loại vitamin với mục đích con sẽ "thắng từ vạch xuất phát".
Song, theo các bác sĩ, việc uống thuốc bổ quá nhiều không theo liều lượng của bác sĩ sẽ vô tình khiến các cơ quan trong cơ thể của trẻ dần trưởng thành, từ đó thúc đẩy trẻ dậy thì sớm.
3. Cho con ăn nhiều thức ăn nhanh
Gà rán, khoai tây chiên, xúc xích… là những món ăn vặt ưa thích của trẻ em. Tuy nhiên, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng calo cao sẽ dễ khiến trẻ bị béo phì, mà béo phì lại là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng dậy thì sớm.
Nghe xong lời bác sĩ nói, Lộ Khiết hối hận vô cùng, chỉ vì muốn con cao lớn vượt trội ngay từ nhỏ mà cô đã không tiếc tiền bồi bổ cho con. Nhưng lại không ngờ rằng hành động tưởng thương con của mình lại hóa ra hại con.
Nguồn: QQ