Sơ cứu vết bỏng cho cháu không đúng cách, bà nội lặng người khi vô tình hại cháu

Jia You,
Chia sẻ

Vì việc thiếu hiểu biết và nghe người khác chỉ cách sơ cứu, bà nội đã hối hận không kịp khi để lại vết sẹo lớn trên người cháu.

Bé Ân Ân một tuổi rưỡi được sinh ra tại gia đình nghèo tại vùng quê Trung Quốc. Vì để kiếm sống mưu sinh, cha mẹ cháu đi làm xa để Ân Ân cho bà nội trông nom. Cô bé rất dễ thương và có chút hiếu động. 

Vào một ngày thời tiết bắt đầu trở lạnh, bà nội Ân Ân đã đun nước nóng để tắm cho bé. Sau khi nước sôi, bà đã lấy nước cho mang vào thau để pha thành nước ấm tắm cho Ân Ân. Đột nhiên, không biết làm thế nào, Ân Ân chạy lại đụng trúng bà nội khiến bà trượt tay đổ nước nóng lên người cháu. Ân Ân theo phản xạ khóc ré lên khi nước nóng chảy lên má và tay chân.

Em be bi bong 1
Bé Ân Ân bị nước sôi rơi trúng vào má và tay chân (Ảnh: Toutiao)

Bà nội vô cùng hốt hoảng và đột nhiên nghĩ đến cách người ta bảo, nêu bị bỏng hãy rửa bằng nước muối thì vết bỏng sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cách sơ cứu của bà đã khiến bà ân hận cả đời khi phát hiện vết bỏng trên da Ân Ân càng đỏ, sưng tấy và dường như bị biến dạng hẳn. Quá sợ hãi, bà liền thay quần áo đưa Ân Ân vào bệnh viện.

Theo kết quả kiểm tra của bác sĩ, vết bỏng của Ân Ân bị nhiễm trùng nặng hơn vì do xát nước muối vào. Ông khá tức giận và mắng bà nội rằng: "Với trường hợp này phải sơ cứu bằng kiến thức thông thường, cớ sao người lớn lại dùng nước muối để xử lý". Bà nội lặng người, biết mình đã vô tình hại cháu vì thiếu kiến thức sơ cứu.

Em be bi bong 2
Vì sơ cứu không đúng cách mà tay bé trở nên biến dạng (Ảnh: Toutiao)

Đây có thể nói là một  bài học đắt giá cho các bậc phụ huynh. Trông trẻ không phải là chuyện đơn giản, huống chi khi trẻ bị thương càng phải tỉnh táo, sáng suốt sơ cứu. Nêu như không thể hãy đưa ngay đến bệnh viện để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Người lớn nên biết việc cần làm ngày cách sơ cứu bỏng cho bé:

- Tốt nhất là ngâm ngay phần bị bỏng của cơ thể vào nước mát sạch. Nếu không, bạn có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần, hoặc cho nước vòi chảy lên. Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da.

- Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.

- Tiếp tục biện pháp làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát đắp lên vết thương, liên tục thay khăn vài phút một lần. Cố gắng thực hiện các biện pháp này kể cả nếu bé khóc lóc, chống đối.

- Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.

- Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau (paracetamol) nếu cần.

Nguồn: Toutiao.
Chia sẻ