Quá trình phát triển hoàn chỉnh các bộ phận trên cơ thể em bé trong 3 tháng cuối thai kì Phương Phương, Theo Trí Thức Trẻ Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Trong 3 tháng cuối thai kì, các cơ quan, bộ phận của em bé sẽ phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn để sẵn sàng chào đời. Thai nhi 29 tuần tử vong khi chưa ra đời do mẹ hay ăn đồ đông lạnh Điều thai nhi sợ hãi nhất khi còn ở trong bụng mẹ và việc mẹ bầu cần tránh Ngạc nhiên chuyển động của thai nhi khiến bụng mẹ bầu biến dạng Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, mẹ và bé đã cùng nhau đi đến cuối hành trình kỳ diệu. Em bé vẫn đang tiếp tục phát triển, thay đổi để dần hoàn chỉnh hơn chờ ngày chào đời.Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần 28 cho đến tuần 40 của thai kì.Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần 28 cho đến tuần 40 của thai kì. Đây là giai đoạn mà tất cả các cơ quan và các bộ phận trong cơ thể em bé phát triển hoàn chỉnh nhất. Các chuyển động của em bé giờ đây mạnh mẽ và chủ động hơn. Mẹ cũng cảm nhận được bé rõ ràng hơn rất nhiều so với tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2.Đoạn video tiếp tục mô phỏng sự phát triển của em bé trong giai đoạn cuối cùng này.Tuần thứ 28, mẹ có thể ước chừng bé lớn bằng cây bắp cải nhỏ. Bé có thể mở mắt và bắt đầu có móng chân rồi. Sang tuần kế tiếp, bé nặng khoảng 1,4kg, da bé mềm mại và mượt mà hơn.Bé sẽ dài khoảng 40cm vào tuần thứ 30. Bé nhắm, mở mắt và phản ứng với ánh sáng. Những tuần tiếp theo, bé tiếp tục tăng cân và đạt 1,6kg vào tuần thứ 32.Sang tuần thứ 33, bé nặng khoảng 1,8kg. Lúc này bé nuốt, ngáp và tập thở. Bộ não của bé giờ đây có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể.Da bé không còn trong suốt nữa và bé đạt trọng lượng khoảng hơn 2kg vào tuần thứ 34 và khoảng 2,3kg vào tuần thứ 35. Chiều dài của bé sẽ đạt khoảng 47cm ở tuần 36 của thai kì. Móng tay của bé dài và phủ đến hết đầu ngón tay, da bé hồng hào hơn.Bé đã sẵn sàng chào đời sau hơn 9 tháng trong bụng mẹ.Ở tuần 37, bộ xương của bé đã rất cứng cáp và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ. Một tuần sau, bé nặng khoảng 2,8kg, mẹ có thể tưởng tượng em bé lúc này giống như một cây bắp cải lớn hơn rồi.Phổi của bé đã sẵn sàng để hít thở và khóc to khi chào đời ở tuần 39. Đến tuần 40, trọng lượng của bé đạt khoảng 3,2kg và bé di chuyển xuống sát cửa sinh của mẹ.Trải qua chặng đường dài hơn 9 tháng trong bụng mẹ, giờ đây em bé đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống mới bên ngoài. Mẹ cũng rất háo hức và chờ đợi giây phút được gặp bé yêu. Mang nặng 9 tháng 10 ngày vẫn luôn luôn là quá trình vất vả nhưng đem đến niềm hạnh phúc cho mẹ và cả gia đình. Bé có thể chào đời bất cứ khi nào trong giai đoạn này, chính vì vậy mẹ hãy chú ý các dấu hiệu sinh của mình để chuẩn bị chào đón bé yêu nhé.Nguồn: Pregnancy Chia sẻ Thích Thai kìThai nhiSự phát triển của thai nhiVideo sự phát triển của thai nhiMang thai sau sinhDinh dưỡng mang thai