Phim 'Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt': Mất đi người thân, những đứa trẻ ở lại với nỗi đau, day dứt tới cuối đời
Những đứa nhỏ còn lại đang tự tách ra, im lặng trong góc tối, ánh mắt tràn đầy sợ hãi và ân hận. Chúng tự trách mình, lẽ ra đã có thể làm gì đó, lẽ ra đã có thể giữ em ở lại.
Không chỉ dừng lại ở một bộ phim, When Life Gives You Tangerines (Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt) còn truyền tải rất nhiều thông điệp hay về gia đình, tình yêu, hạnh phúc và cả sự mất mát. Có những nỗi đau tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng sau tất cả, thay vì chìm trong đau khổ thì hãy đón nhận nó bằng cách tích cực nhất.
Trận bão kéo đến ngôi làng của gia đình nhỏ đã cướp đi mạng sống của con trai út Dong Myeong. Sự ra đi của cậu bé không chỉ khiến vợ chồng Ae Soon (IU) và Gwan Shik (Park Bo Gum) suy sụp, mà còn đánh dấu một cột mốc đau thương không thể xóa nhòa trong cuộc đời những đứa trẻ ở lại.
Khi cuộc đời cho bạn quả quýt

Cảnh tượng ấy không chỉ phản ánh sự mất mát của một gia đình, mà còn là nỗi đau đớn của những đứa trẻ khi phải đối diện với cái chết của người thân. Những đứa trẻ, mặc dù còn quá nhỏ để hiểu hết về sự mất mát, nhưng nỗi đau và cảm giác tội lỗi trong chúng lại vô cùng lớn.
Khi Dong Myeong ra đi, những đứa trẻ còn lại trong gia đình cảm thấy như cả thế giới sụp đổ. Trong sự tĩnh lặng của căn nhà, chúng không nói ra, nhưng ánh mắt tràn đầy sự sợ hãi và ân hận. Các con nghĩ rằng tại bản thân mà em út xảy ra chuyện.



Mỗi đứa trẻ đều có những suy nghĩ riêng, nhưng chung quy lại, tất cả đều cảm thấy mình có lỗi. Chúng không thể tránh khỏi cảm giác rằng nếu mình yêu thương hơn, nếu mình bảo vệ hơn, nếu mình là một đứa trẻ ngoan hơn, thì em út đã không mất đi. Cả gia đình đều trong tâm trạng, họ không đổ lỗi cho ai mà đều tự nhận lỗi về bản thân mình.
Trong cảnh phim, vợ chồng Ae Soon và Gwan Shik cảm nhận rõ ràng nỗi đau của những đứa con còn lại. Đột nhiên, cả 2 hiểu rằng sự mất mát không chỉ làm họ đau đớn, mà còn làm tổn thương cả tâm hồn non nớt của những đứa con còn lại. Điều này khiến họ nhận ra rằng họ phải tiếp tục sống, phải vực dậy tinh thần không chỉ vì chính mình, mà còn vì con.


Cả 2 đều hiểu rằng để đứa trẻ không cảm thấy mình bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn và đau buồn, họ phải là người dẫn dắt chúng qua quãng thời gian này, để cùng nhau vượt qua nỗi đau và tiếp tục sống.
Cảm giác mất mát của những đứa trẻ trong gia đình không chỉ là sự thiếu vắng của người thân mà còn là sự mất mát về niềm tin vào sự an toàn và bảo vệ. Chúng đã từng nghĩ rằng gia đình là một nơi không thể bị phá vỡ, rằng không có gì có thể làm tổn thương mình nếu có gia đình bên cạnh. Nhưng cái chết của người thân lại khiến chúng hiểu rằng không gì là mãi mãi, rằng sự an toàn mà chúng từng có giờ đây trở thành điều xa xỉ. Mỗi đứa trẻ đang phải sống trong một thế giới không hoàn hảo, nơi mọi thứ có thể thay đổi bất cứ lúc nào, và sự mất mát này dạy cho chúng một bài học đau đớn về cuộc sống và cái chết.
Những đứa trẻ không chỉ phải đối mặt với nỗi đau mất đi một phần của gia đình mà còn phải sống với cảm giác tội lỗi, mặc dù chúng không phải là người gây ra cái chết đó. Chúng mang trong mình những câu hỏi không lời đáp, những suy nghĩ không thể giải tỏa. Điều này đôi khi làm cho chúng trở nên khép kín, rút lui vào trong những góc tối, nơi chúng cảm thấy an toàn hơn, nhưng cũng càng cô đơn và đau đớn hơn. Cảm giác ân hận, trách móc bản thân, có thể sẽ theo chúng suốt cuộc đời.

Trong khi đó, vợ chồng Ae Soon và Gwan Shik, mặc dù đau đớn không kém gì những đứa con, nhưng họ biết rằng họ không thể cứ mãi chìm đắm trong nỗi buồn. Họ phải đứng dậy, phải sống tiếp để làm gương mẫu cho những đứa trẻ, để cho chúng thấy rằng dù cuộc đời có đau đớn đến đâu, thì cuộc sống vẫn phải tiếp tục.
Những đứa trẻ cần có một chỗ dựa, cần có tình yêu thương để vực dậy tinh thần và tiếp tục hành trình của mình, dù cho nỗi đau vẫn còn đó. Và đó chính là điều mà vợ chồng Ae Soon và Gwan Shik quyết tâm làm - để không chỉ cứu lấy chính mình, mà còn để cứu lấy tâm hồn của những đứa con còn lại.