Phát hiện động trời của người mẹ sau thời gian con bị chững cân, giúp bé 17 tháng tuổi tăng từ 9,6kg lên 11,5kg

An Chi,
Chia sẻ

Người mẹ này cho biết chỉ uống nhiều sữa thôi là chưa đủ!

Ai làm mẹ đều sẽ nhận ra rằng, có những giai đoạn con bỗng nhiên chững cân không lý do. Dù mẹ đã tìm đủ mọi cách nhưng cân nặng của bé vẫn dậm chân tại chỗ. Điều này khiến các mẹ không khỏi lo lắng, hoang mang hỏi han khắp mọi nơi, rồi đưa con đi khám xem liệu bé có gặp phải vấn đề nào không. 

Mới đây, một mẹ bỉm đã chia sẻ câu chuyện mà bản thân đã trải qua. Cụ thể, cô đã có phát hiện động trời sau thời gian con bị chững cân, giúp bé 17 tháng tuổi tăng từ 9,6kg lên 11,5kg.

"Trước đây mình hay lầm tưởng rằng con uống nhiều sữa sẽ tăng cân. Nhưng không, chững cân 3 tháng liền. Và rồi, đến lúc mọc răng hàm, con bắt đầu giảm sữa. Từ 500ml nay giảm còn 300ml mỗi ngày. Có khi 1 ngày chỉ được 200ml, không sao cả. Và công cuộc tăng cân từ 9,6kg lên 11,5kg của em bé 17 tháng tuổi bắt đầu.

- Ăn sáng xong, 1 tiếng sau ăn thêm 1 hộp sữa chua.

- Phô mai tươi, hôm nào không ăn sữa chua sẽ bổ sung thêm phô mai tươi.

- Phô mai con bò cười thêm vào cháo cho em bé.


- Bơ lạt dùng để xào nấu đồ ăn cho con. Hôm nào xào bơ con thích ăn hơn xào với mỡ.

- Mỗi cữ ăn đều có dầu mỡ. Mình thường dùng mỡ gà nhiều hơn.

Chốt lại tăng cân hay không là do lượng dầu mỡ và khẩu phần ăn của con. Sữa chỉ là dặm thêm, giá mà biết điều này sớm hơn. Mẹ nào có con nhẹ cân thử cách này xem sao nhé", người mẹ tâm sự. 

Có thể thấy người mẹ này cho biết uống sữa không phải là cách để làm cho bé tăng cân mà điều đó phụ thuộc vào lượng dầu mỡ và khẩu phần ăn của con. Chị cho con ăn nhiều hơn, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé như phô mai, sữa chua, mỡ lợn... Vậy những thứ này đóng vai trò thế nào cho sự phát triển của con?

Có nên cho trẻ em ăn mỡ lợn?

Chất béo, cùng với protein và carbohydrate, tạo nên thành phần cốt lõi của chế độ ăn uống hằng ngày. Dù có nhiều nguồn gốc khác nhau, chất béo được tiêu hóa dưới dạng các axit béo và thực hiện chức năng. Mỡ lợn cũng là một loại chất béo.

Lý do nên cho trẻ ăn mỡ lợn:

- Làm nguồn chất béo thay thế: Trong thời đại ngày nay, lấy lý do sức khỏe, hầu hết mọi gia đình sử dụng dầu ăn hoặc bơ để nấu ăn. Tuy nhiên, cả hai thành phần này đều có hàm lượng chất béo cao, trong khi thành phần chất béo trong mỡ lợn lại thực sự thấp hơn.

Không giống như chất béo bão hòa, mỡ lợn chứa chất béo không bão hòa đơn, cung cấp chất béo tốt cho cơ thể. Hơn nữa, mỡ lợn còn có thể được dùng để làm bánh quy, bánh nướng tại nhà... qua đó giúp bổ sung chất béo lành mạnh cho trẻ.

- Giàu vitamin D: Mỡ lợn hoàn toàn có khả năng mang lại một số lợi ích sức khỏe cho mọi người khi được thêm vào chế độ ăn uống một cách cân đối, khoa học. Bên cạnh các dưỡng chất đem lại như những loại chất béo khác, mỡ lợn còn chứa nhiều Vitamin D, giúp duy trì mức phốt pho và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh canxi trong máu.

Phát hiện động trời của người mẹ sau thời gian con bị chững cân, giúp bé 17 tháng tuổi tăng từ 9,6kg lên 11,5kg  - Ảnh 4.

Thật vậy, canxi và phốt pho rất cần thiết để cấu tạo, làm dài ra và duy trì xương khỏe mạnh cho trẻ nhỏ. Do đó, khi cho bé ăn mỡ lợn, xương của trẻ chắc khỏe hơn và duy trì sự chắc khỏe trong thời gian dài hơn. Đây là một trong những ưu điểm của việc ăn mỡ lợn của trẻ em hơn hẳn các nguồn chất béo khác. Vì vậy, hãy thêm mỡ lợn vào bữa ăn của con để trẻ tận dụng lợi ích này.

- Cung cấp dinh dưỡng: Việc sử dụng mỡ lợn làm nguồn chất béo duy nhất được nghiên cứu trong công thức cho trẻ sinh non khỏe mạnh. Kết quả là thành phần này cũng được hấp thụ hiệu quả, an toàn như hỗn hợp chất béo/dầu thực vật từ sữa bò thông thường trong một công thức đối chứng. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy các bằng chứng khả quan về sự phát triển bình thường khi trẻ sơ sinh được cung cấp mỡ lợn.

Như vậy, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cha mẹ hoàn toàn có thể thêm một ít mỡ lợn như một nguồn cung cấp chất béo trong các khẩu phần ăn dạng đặc cho trẻ. Tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1, như sau: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, đối với trẻ từ 8 tháng trở lên cần cho 5ml, trẻ gần 1 tuổi trở lên cần từ 7,5 - 10ml/bữa ăn theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.

Ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất?

Sữa chua luôn là món ăn ngon bổ dưỡng tốt cho đường tiêu hoá, cung cấp đầy đủ canxi cho sự phát triển của xương khớp không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Sữa chua chứa acid lactic và giữ lại canxi giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Tuy nhiên, món ăn nào cũng vậy, bố mẹ nên tìm hiểu công dụng và liều lượng trước khi cho bé ăn.

- Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ: Lợi khuẩn phát triển tốt hơn. Vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa nên tốt hơn cho sức khỏe rất nhiều.

Phát hiện động trời của người mẹ sau thời gian con bị chững cân, giúp bé 17 tháng tuổi tăng từ 9,6kg lên 11,5kg  - Ảnh 5.

- Buổi xế chiều: Chống bức xạ và giảm căng thẳng. Hàm lượng vitamin B cao trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ từ các thiết bị điện tử gây ra. Trong thời kì mà xung quanh trẻ toàn là máy tính, điện thoại thông minh... thì tác dụng này của sữa chua thực sự rất cần thiết.

- Buổi tối trước khi ngủ 1-2 tiếng: Hấp thụ canxi tốt nhất. Hàm lượng canxi trong sữa chua tương đương với sữa thường. Đặc biệt nhờ hàm lượng acid lactic cao và khả năng giữ canxi hiệu quả nên sữa chua thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Trong khi đó, thời điểm từ nửa đêm đến rạng sáng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Do đó, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi tối đa, góp phần giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao hơn hẳn.

Thời điểm cho bé ăn phô mai

Phô mai là một sản phẩm từ sữa, phô mai chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ lớn. Nhất là lượng canxi, chính vì vậy mà phô mai không thể nào thiếu đối với sự phát triển của bé.

Nhiều bác sĩ có lời khuyên nên cho bé ăn phô mai từ khi bé 7,5-8 tháng tuổi là tốt nhất. Lúc này bố mẹ nên cho bé ăn từ từ, không được cho bé ăn một lúc quá nhiều và hãy dừng lại ngay nếu như các bé có những dấu hiệu nào bất thường, ví dụ như tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu, hay la khóc,...

Không phải bố mẹ nào cũng biết: Nên cho bé ăn phô mai, sữa chua, váng sữa vào thời điểm nào mới là tốt nhất? - Ảnh 5.

Ảnh: Internet.

Tuy nhiên cũng không có câu trả lời nào tuyệt đối, bố mẹ nên quan sát xem tình hình cơ địa của con em mình, có những bé có hệ tiêu hóa kém cho nên dù 6 tháng hay 1 tuổi thì vẫn chưa cho bé ăn phô mai được.

Vì phô mai hơi khó tiêu cho nên bố mẹ không được cho bé sau bữa ăn sẽ làm cho bé bị đầy bụng, quấy khóc. Nên cho bé ăn phô mai lúc đói thì mới phát huy hết tác dụng.

Chia sẻ