Những thắc mắc của trẻ nhỏ khi cha mẹ ly hôn

Ngô Quý,
Chia sẻ

"Con sẽ ngủ ở đâu? Ai sẽ đưa con đi tới lớp?" Đó là những câu hỏi băn khoăn luôn thường trực của các bé khi cha mẹ đã quyết định ly hôn

Sau khi ly hôn bạn sẽ phải đối mặt với một loạt những câu hỏi của con trẻ. Bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích là cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp đó. Dưới đây là một số câu hỏi mà bé có thể sẽ đặt ra và một số gợi ý giúp bạn "thoát ra" khi rơi vào tình thế đó.
 
“Mẹ ơi, ly hôn là gì?” Câu trả lời của bạn nên ngắn gọn: “Ly hôn nghĩa là mẹ và ba không ở cùng nhau nữa, nhưng ba mẹ vẫn luôn bên con và yêu con”.

Nhưng hãy thận trọng tìm hiểu xem bé đã biết gì về ly hôn nói chung và những mối quan hệ từ bạn bè của bé đã  có ba mẹ từng ly hôn. Điều này giúp bạn hiểu được những ý nghĩ của trẻ về vấn đề này và những lo sợ nào tiềm ẩn trong bé như việc mất bạn, mất gia đình, mất nhà…

Dù ở với ba hay mẹ, bé luôn cần sự quan tâm của nửa còn lại...

Dù ly hôn là chuyện bình thường, nhưng lại rất khó khăn với bé khi chúng tự so sánh mình với những đứa trẻ khác và cố gắng thích hợp với thực tế. Khi cha mẹ ly hôn, bé sẽ ghen tị với những đứa trẻ có một gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ.

Một bà mẹ tâm sự: “Khi bọn trẻ cảm thấy buồn vì ba chúng và tôi không ở với nhau nữa, thì tôi nhắc luôn nhắc với bọn trẻ rằng, có biết bao người yêu mến ở bên cạnh con”. Nếu cha mẹ vẫn hợp tác tốt với nhau trong việc nuôi dạy con cái sau khi ly dị, thì bé sẽ thấy yên tâm và cũng thấy mình giống như bạn bè khác.

“Tại sao mẹ lại ly hôn?” Một bà mẹ của hai đứa trẻ, một lên 7 tuổi, một lên 4 tuổi, kể lại: “Tôi nói với bọn trẻ vì ba các con và mẹ không sống hòa thuận với nhau được nữa, ba mẹ mệt mỏi vì cả ngày cãi nhau, nên mẹ đã tìm một nơi ở mới cho ba mẹ con mình”.

Tránh nói với bé kiểu: “Ba mẹ không còn yêu nhau nữa”, bởi vì bé có thể cho rằng, mẹ cũng không còn yêu mình nữa (Theo ý kiến của Klungness). Một bà mẹ khác cho biết “Chúng tôi đã làm những gì tốt nhất để các con tôi biết rằng cha mẹ mãi mãi yêu chúng và đó là điều không thể thay đổi”.

Con rất nhớ mẹ”: Dù bạn đã phần nào yên tâm về cuộc ly hôn, nhưng con bạn chắc chắn là không yên tâm chút nào. Đừng làm tổn thương bé khi bé mong mỏi đến với ba, mẹ. Hãy để bé bộc lộ cảm xúc của mình. “Ba biết con nhớ mẹ và mẹ cũng nhớ con. Dù con không gặp mẹ, nhưng con vẫn có thể nói chuyện với mẹ hàng ngày, mẹ vẫn ở gần chúng ta. Con vẫn có một giường ngủ riêng trong nhà của mẹ và con sẽ gặp mẹ hàng tuần.”

Tùy thuộc vào mối quan hệ của bé với gia đình chồng cũ, vợ cũ, mà bé có thể đặt ra những câu hỏi kiểu: “Con vẫn được gặp ông bà đúng không? Con có thể đi thăm bác con không?”

Thông thường, điều trái ngược cũng sẽ xảy ra, là trong khi đến thăm cha/mẹ, bé lại nóng lòng muốn về với bạn. “Có lúc tới thăm cha, nhưng con gái tôi lại khóc đòi đưa về với tôi, vì nó nhớ mẹ”. Người mẹ đó đã giải thích với con gái mình rằng, vì con chỉ gặp cha 1 tháng 2 lần, nên con hãy cố gắng thật thoải mái và gần gũi với cha trước khi trở về với mẹ.

“Con sẽ ngủ ở đâu?” Ở độ tuổi này, bé rất băn khoăn về cuộc sống hàng ngày của mình sẽ bị tác động như thế nào khi cha mẹ ly hôn. “Con sẽ vẫn học ở trường cũ chứ? Ai sẽ đưa con đi tới lớp?”
 
Những điều này nghe có vẻ rất vớ vẩn với bạn, nhưng chúng lại là mối quan tâm hàng đầu của bé. Hãy trả lời một cách thật chi tiết: “Con sẽ vẫn ở với ba tại ngôi nhà của chúng ta. Trong ngôi nhà mới của mẹ, sẽ có một phòng dành cho con khi con tới thăm mẹ”.
 
“Ai sẽ chăm sóc cha, mẹ?” Khi thấy cha/ mẹ mình chuyển khỏi nhà, bé sẽ rất lo lắng. Câu hỏi lớn nhất của bé lúc đó là “Ai sẽ chăm sóc ba? Ai sẽ chăm sóc mẹ?”  Bé sẽ lo lắng vì không có ai chuẩn bị bữa trưa hay bữa tối cho ba của chúng. Hãy giúp bé hiểu rằng, cha, mẹ sẽ tự lo được cuộc sống cho mình.
 
Trẻ cũng có thể hỏi: “Cha sẽ buồn khi không có chúng ta đúng không?” Hãy nói với trẻ: “Ba và mẹ vẫn là ba mẹ con, khi không ở với chúng ta nữa thì ba sẽ rất nhớ con, nhưng ba sẽ không buồn vì ba có thể sẽ sớm gặp lại chúng ta”.
 
Ngô Quý
Dịch từ Parentcenter
Chia sẻ