Những lý do mẹ nên "ép" con ăn sáng
Cho dù ở một thời điểm nào đó những đứa trẻ nhà bạn nói hoặc thậm chí khóc bảo không đói thì bạn vẫn nên "ép" con ăn sáng đều đặn.
Có thể vào một số buổi sáng sau khi ngủ dậy, những đứa trẻ nhà bạn không cảm thấy đói và kiên quyết không muốn ăn. Khi ấy, nhiều cha mẹ trẻ có thể sẵn sàng cho con bỏ qua bữa sáng. Nhưng điều này là không nên và không khoa học.
Thực tế, dù cho trẻ bảo hoặc nghĩ chúng không đói thì vẫn cần được ăn sáng để khỏe mạnh và có sức hoạt động trong cả ngày. Thông thường, phải mất một thời gian bé mới nhận ra mình đang đói vào buổi sáng. Nhưng dù những đứa trẻ có thực sự không thấy đói thì bạn vẫn nên bắt con ăn để nạp nhiên liệu cho chiếc dạ dày trống rỗng.
Sau đây là một số lý do cha mẹ trẻ nên bắt con ăn sáng đều đặn ngay cả khi chúng không đói.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Một đứa trẻ ăn sáng đều đặn sẽ có nhiều năng lượng hơn những em bé lười ăn sáng. Điều này cho phép các chức năng trong cơ thể trẻ hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Cơ thể con người nói chung và có thể trẻ nói riêng thường có quá trình trao đổi chất chậm suốt đêm. Vì thế, buổi sáng thức dậy, con bạn cũng thấy uể oải và chậm chạp.
Nhưng khi ăn bữa sáng, cơ thể trẻ phát ra tín hiệu ngày mới đã bắt đầu. Khi ấy cơ thể sẽ bắt đầu tiêu hóa và chuyển hóa một lần nữa, tạo năng lượng và giúp bé minh mẫn trong ngày.
Ổn định trọng lượng cơ thể
Khi con ăn bữa sáng, chúng sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất. Quá trình này sẽ đốt cháy một lượng calo bình thường ở trẻ.
Nếu con vẫn quyết định bỏ qua bữa sáng và không ăn cho đến bữa ăn trưa thì cơ thể đốt cháy lượng calo ít hơn trong suốt thời gian buổi sáng (do quá trình trao đổi chất vẫn hoạt động chậm). Thêm vào đó, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn. Vì có năng lượng ít hơn nên trẻ sẽ bị giảm lượng calo của mình.
Ngoài ra, một đứa trẻ không ăn vào buổi sáng lại luôn ăn quá nhiều hoặc không lựa chọn ăn những thực phẩm lành mạnh trong ngày. Vì thế, bỏ qua bữa sáng sẽ khiến trẻ đối mặt với quá trình tăng cân, béo phì hay trọng lượng không ổn định.
Hoạt động não bộ tốt hơn
Trẻ ăn sáng không chỉ giúp tăng cường hoạt động thể chất mà còn thúc đẩy chức năng não bộ trở nên minh mẫn và tập trung hơn.
Cho con ăn sáng đầy đủ trước khi đến trường sẽ khiến con chú ý hơn. Bé cũng tìm hiểu, ghi nhớ bài học nhanh và học tập tốt hơn. Nói chung con sẽ chú tâm vào việc học và cảm thấy vui vẻ.
Cải thiện tâm trạng cho trẻ
Nếu bị đói vì không ăn sáng, con sẽ cảm thấy buồn ngủ và hoạt động chậm chạp. Bởi nếu không ăn sáng, trẻ sẽ không được đánh thức cơ thể và não bộ hoạt động để đáp ứng đúng nhu cầu cơ thể mình. Theo đó, con sẽ cảm thấy lo lắng khi đến trường, lớp.
Nếu cho con ăn sáng, bé sẽ có sức chịu đựng dẻo dai, ổn định và cải thiện tâm trạng, chuẩn bị sẵn sàng cho những gì phải đối mặt trong ngày.
Các mẹ có thể tham khảo nhu cầu dinh dưỡng của bé tiểu học như sau để bổ sung thực phẩm hợp lý cho con:
Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi tiểu học như sau:
6 tuổi: năng lượng (1.600 Kcal), chất đạm (36g).
7-9 tuổi: năng lượng (1.800 Kcal), chất đạm (40g).
10-12 tuổi: năng lượng (2.100-2.200 Kcal), chất đạm (50g).
Chú ý: Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của bé như sau: cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.