Những lý do khiến bé bỏ bú mẹ và cách khắc phục

Kim Vi,
Chia sẻ

Đôi khi trẻ sơ sinh từ chối bú mẹ vì một vài lí do gì đó. Hãy tìm hiểu những lý do tại sao và cách để khắc phục nó.

Việc cho con bú mẹ chưa bao giờ là dễ dàng đặc biệt đối với các bà mẹ trẻ. Các chuyên gia luôn khuyến khích cho trẻ bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, một số em bé từ chối bú mẹ khi chỉ mới 4-5 tháng tuổi. Vậy liệu có phải là bé bắt đầu tự cai sữa?

Tiến sĩ Mythili Pandi, Trưởng nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại Singapore (BMSG) chia sẻ rằng, việc tự cai sữa là rất hiếm ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và quá trình này diễn ra từ từ chứ không phải là đột ngột. Chuyên gia tư vấn cho con bú Valerie Ng tại trung tâm Mumsfairy (Singapore) và tiến sĩ Mythili Pandi đã nghiên cứu và đưa ra một vài lí do khiến em bé đột ngột ngừng bú mẹ và cách giải quyết.

Lý do thứ 1: Bé thích bú bình hơn

Chuyên gia Valerie Ng chia sẻ: “Tôi đã thấy một người mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong vòng nhiều tháng nhưng sau đó bé bắt đầu từ chối bú mẹ sau khi bú bình một vài lần”.

Những lý do khiến bé bỏ bú mẹ và cách khắc phục - Ảnh 1.

Nhiều em bé khi được cho bú bình thì trở nên thích thú hơn và từ chối bú mẹ (Ảnh minh họa).

Giải pháp: Vì việc bú bình thường dễ dàng hơn là bú mẹ nên bé cảm thấy thích thú hơn. Chuyên gia Valerie Ng cũng cho rằng rất khó để có thể thay đổi sở thích của bé. Tuy nhiên, mẹ cần phải thật kiên nhẫn. Hãy chuyển sang cho bé bú với một bình có núm vú chảy chậm giống như vú mẹ để bé có thể quen hơn với tốc độ dòng chảy của sữa mẹ.

Lý do thứ 2: Vị trí nằm của bé không thoải mái hoặc việc tiếp xúc với cơ thể mẹ quá nóng

Khi bé lớn hơn, bé có thể cảm thấy không thoải mái với một số tư thế bú mẹ nhất định. Vì vậy, các bà mẹ cần phải thay đổi tư thế cho con bú phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Giải pháp: Các chuyên gia khuyên rằng, các bà mẹ nên sử dụng gối để hỗ trợ và mặc những bộ quần áo dễ dàng cho việc cho con bú. Hãy thử một ví trí nằm ngang thoải mái cho cả mẹ và con, nó sẽ giúp giảm thiểu lượng nhiệt tỏa ra từ cơ thể khiến bé khó chịu.

Những lý do khiến bé bỏ bú mẹ và cách khắc phục - Ảnh 2.

Các bà mẹ có thể nằm ngang cho bé bú để giảm lượng nhiệt tỏa ra và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bú mẹ (Ảnh minh họa).

Lý do số 3: Bé sợ bị nghẹt thở khi dòng sữa chảy quá nhanh

Khi người mẹ bị căng sữa hoặc có quá nhiều sữa, trong lúc bú bé có thể bị nghẹt thở do không thể điều chỉnh được dòng chảy của sữa.

Giải pháp: Các chuyên gia gợi ý rằng, các bà mẹ nên cho con bú với một ví trí thoải mái như là cho bé nằm đối mặt với bạn trên bụng của bạn. Vị trí này sẽ giúp cho bé chống lại được trọng lực và có thể chậm dòng chảy của sữa và bé có thể kiểm soát được. Các bà mẹ cũng có thể vắt bớt sữa để giảm sự căng của ngực trước khi cho bé bú. Đối với các bà mẹ có quá nhiều sữa, có thể hạn chế ăn những thực phẩm tăng tiết sữa.

Lý do thứ 4: Bé không thích vì dòng chảy của sữa mẹ quá chậm

Trái với việc dòng sữa chảy quá nhanh có thể khiến bé nghẹt thở thì việc sữa chảy quá chậm làm cho bé không no cũng là một tronbg những nguyên nhân khiến bé từ chối bú mẹ.

Giải pháp: Hãy thử cho bé bú kể cả khi bé không đói. Điều này sẽ giúp cho các bà mẹ biết được dấu hiệu khi bé đói và cần bú nhiều. Các bà mẹ có thể xoa bóp núm vú để kích thích dòng sữa chảy ra dễ dàng hơn để bé bú.

Lý do thứ 5: Có thể bé đang bị ốm

Nếu như em bé bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, đau nướu vì đang mọc răng hay bất kì bệnh lý nào khác đều có thể ảnh hưởng và làm bé không thích bú mẹ nữa.

Giải pháp: Hãy xác định nguyên nhân và điều trị cho bé rồi sau đó hãy thử cho bé bú lại.

Những lý do khiến bé bỏ bú mẹ và cách khắc phục - Ảnh 3.

Việc bé quấy khóc và từ chối bú mẹ có thể do bé bị ốm hoặc khó chịu, hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều trị trước khi cho bé bú lại (Ảnh minh họa).

Lý do thứ 6: Bé sợ hãi vì phản ứng bất ngờ của mẹ khi bé cắn

Khi bé bú mẹ và cắn, cả mẹ và bé đều trở nên căng thẳng vì thế có thể dẫn đến hiện tượng bé cảm thấy ác cảm với núm vú và không chịu bú bữa.

Giải pháp: Đừng ép buộc bé bú sau sự bất ngờ đó. Hãy dừng lại và bình tĩnh đặt bé xuống. Hãy để bé mút ngón tay của bạn và trò chuyện với bé thật nhẹ nhàng, hãy từ từ thử cho bé tiếp xúc với ngực mẹ một lần nữa hoặc cho bé nghỉ ngơi bằng cách giao bé cho bố.

Tiến sĩ Mythili khuyên rằng: “Bạn hãy luôn giữ bình tĩnh trong thời gian cho con bú và hãy để ý thật nhiều đến bé. Nếu như việc bú mẹ dần trở nên quen thuộc và không có vấn đề gì xảy ra, bé sẽ sẵn sàng bú mẹ mà không còn bỏ giữa chừng nữa”.

Nguồn: Parent

Chia sẻ