Những hiểm họa sau phẫu thuật nâng ngực khiến ai nhìn cũng khiếp sợ
Rất nhiều trường hợp sau khi nâng ngực xảy ra biến chứng nguy hiểm, nhưng không hiểu sao các chị em vẫn cứ đua nhau làm.
Phẫu thuật thẩm mỹ hiện đang dần trở thành trào lưu làm đẹp của các chị em. Bất kỳ cô nàng nào muốn mình đẹp và hoàn hảo hơn nên đều lựa chọn thẩm mỹ để cải thiện nhan sắc cũng như vóc dáng của mình. Nhưng chính vì những tác động không tự nhiên này mà xảy ra khá nhiều những hậu quả khó lường hay thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của các chị em.
Nguy hiểm nhất là phẫu thuật nâng ngực, đương nhiên nó nguy hiểm hơn hẳn các ca thẩm mỹ như nâng mũi, gọt cằm... bởi nâng ngực là ca phẫu thuật chứ không phải tiểu phẫu như các phần trên khuôn mặt nên khả năng rủi ro cũng rất cao. Đấy là chưa kể nếu bạn không tìm hiểu cẩn thận, không chắc chắn về trung tâm mình tiến hành thẩm mỹ hay chất mà các bác sĩ thẩm mỹ đưa vào ngực mình thì chắc chắn một điều bạn sẽ chịu hậu quả kinh khủng, nhẹ nhất là viêm nhiễm, sưng phù, nặng hơn nữa có thể bị hoại tử và có nguy cơ phải cắt bỏ ngực. Không ít những trường hợp các chị em đi nâng ngực và sau một thời gian kêu trời vì gặp phải những biến chứng kể trên.
* Chi gần 300 triệu để nâng ngực nhưng... ngực càng ngày càng sưng tấy có dấu hiệu hoại tử
Mới đây nhất là một trường hợp của Ng.L, chi hơn 300 triệu cho ca phẫu thuật nâng ngực của mình, dù bỏ ra một số tiền lớn như vậy nhưng chỉ 10 ngày sau khi phẫu thuật phần ngực của L bắt đầu có dầu hiện sưng tấy và ngày càng thâm tím, chảy dịch ra, thậm chí hai bên ngực thì một bên chỉ cắt được một nửa, vì cắt tới đâu phun máu tới đó. Tình trạng càng ngày càng nguy hiểm.
Theo như Ng.L chia sẻ thì cô tìm đến một trung tâm uy tín - Thẩm Mỹ K.C... Yết Kiêu, Hà Nội (có cơ sở chính ở Sài Gòn ). Chủ thẩm mỹ này tên là D.H, người mà tham gia chương trình "Thay đổi cuộc sống" đã phát sóng trên truyền hình, với giá nâng mũi + ngực là $13000 (khoảng gần 300 triệu đồng). Một trung tâm uy tín, ca phẫu thuật với chi phí không hề nhỏ vậy mà vẫn xảy ra biến chứng nguy hiểm như thế này.
Bầu ngực rỉ máu, chảy dịch thậm chí một bên còn không cắt được chỉ vì cắt chỉ đến đâu thì máu phun ra đến đấy.
Phần ngực bị biến chứng sưng tấy, chảy dịch, lúc nào cũng phải băng lại của Ng.L sau khi thẩm mỹ có 10 ngày.
* Bị vỡ/chảy túi silicon trong ngực:
Một số trường hợp, ngay cả khi đã dùng túi độn ngực loại tốt cũng không tránh khỏi tai họa vỡ, nổ ngực. Hiện tượng vỡ túi độn trong "âm thầm" bạn sẽ không cảm thấy điều gì bất thường cho tới khi chụp chiếu. Trong trường hợp đó, khối silicon sẽ ngấm ngầm vỡ cho tới khi người sử dụng cảm thấy có dấu hiệu bất thường, và như thế ảnh hưởng sức khỏe sẽ khó lường và lâu dài hơn.
Ví dụ cụ thể nhất là cho việc túi ngực bị chảy là của một phụ nữ Trung Quốc. Cô đã phải tìm đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị vì thấy vùng bụng cứ ngày một to ra còn vùng ngực lại teo lại, 3 năm trước cô từng thực hiện ca phẫu thuật nâng ngực.
Bác sĩ ấn vào vùng bụng của cô thì thấy bụng khá lèo nhèo nhưng có gì trong đó chứ không phải mỡ bụng. Chuẩn đoán của bác sĩ là túi ngực của cô đã âm thầm chảy xuống vùng bụng nên ngực mới teo lại và bụng mới phình ra như vậy.
Bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật để hút hết chất dịch trong bụng của cô ra.
Đấy là trường hợp túi ngực bị chảy xuống bụng, còn có người sau khi nâng ngực một thời gian thì chất silicon vón cục lại sờ vào ngực có thấy rõ hạch ở bên trong và không thể nào tan ra được. Rất nhiều người sau khi nâng ngực gặp phải biến chứng này lại phải kêu cứu bác sĩ phẫu thuật lấy cục silicon ra ngoài.
Silicon lỏng đóng cục gây biến chứng, phải phẫu thuật lấy ra.
* Chất đưa vào ngực không rõ nguồn gốc, sau một thời gian ngực căng cứng chảy xệ:
Đó là trường hợp của chị N.T.K (47 tuổi, quê Rạch Giá - Kiên Giang). Năm 2007, chị K tìm đến một người hành nghề thẩm mỹ dạo để tìm cách cải thiện khuôn mặt và vòng 1 của mình. Chị K. chấp nhận bơm 6 mũi silicon vào người, bao gồm 2 mũi trên mặt và 4 mũi dưới ngực với giá 5 triệu đồng cho một lần tiêm. Lúc đầu, chị K cảm thấy rất thoải mái khi vòng một và gò má căng lên đúng như mong muốn. Tuy nhiên, sau đó, bắt đầu thấy đau nhức hai bên ngực, đồng thời mặt xuất hiện những cục u lạ, mũi bị sạm đen, càng ngày tình trạng đau nhức càng dữ dội.
Chị K phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hai bên ngực. Trong quá trình phẫu thuật, ngoài u silicon, ekip thực hiện còn phát hiện có vài u nhỏ hai bên vú và mô vú chảy ra rất nhiều dịch màu trắng.
Một trường hợp khác cũng là nâng ngực với chất không rõ nguồn gốc. 10 năm trước một phụ nữ sang Trung Quốc để thực hiện ca phẫu thuật nâng ngực, và sau 10 năm phải tiến hành phẫu thuật lấy chất đó ra khỏi ngực vì cảm giác bí bách ngực nặng nề không thể chịu được. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là khi phẫu thuật bác sĩ phẫu thuật loại bỏ phần ngực nâng thì chất dịch lấy ra là màu vàng nhầy nhầy mà không thể xác định cụ thể là người ta đã cho chất gì vào trong cơ thể.
Hình ảnh nữ bệnh nhân trước khi mổ. Theo đó, hai bên ngực bệnh nhân bị chảy xệ, nặng nề do biến chứng từ cuộc phẫu thuật 10 năm trước.
Ca phẫu thuật tiến hành hút chất dịch ra khỏi ngực.
Chất keo không rõ nguồn gốc lấy ra từ ngực của bệnh nhân.
Hình ảnh ngực bệnh nhân 1 tuần sau khi phẫu thuật.
* Cam chịu "kiếp silicon" suốt đời:
Điển hình nhất và cũng nặng nề nhất với người phụ nữ là biến chứng của việc bơm silicon vào ngực. Trường hợp của bà H.N.D (79 tuổi) bị silicon hành hạ đến 40 năm vì sợ phẫu thuật sẽ gây đau đớn và biến dạng. Hậu quả là đến tháng 10-2014, hai bầu ngực bà D. bị chảy xệ, ngực trái co quắp lại và phần ti bị rút vào trong. Các bác sĩ buộc lòng phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hai bên để lấy silicon lỏng ra ngoài.