Những đoạn hình hiệu "đụng" xuyên lục địa của Next Top Model

Hương JJ,
Chia sẻ

Không chỉ VNTM 2012 "trùng ý tưởng" hình hiệu với Korea's Next Top Model, trên thế giới cũng có rất nhiều đoạn hình hiệu "giống nhau đến kì lạ" giữa các phiên bản Next Top Model.

Vietnam’s Next Top Model (VNTM) 2012 với phần hình hiệu được phát sóng trong tập đầu tiên cách đây vài ngày, đã khiến nhiều người hâm mộ và khán giả phát hiện ra rằng bối cảnh, ý tưởng khá giống với Korea's Next Top Model mùa 2 diễn ra vào năm ngoái.
 
Trong phần hình hiệu của VNTM, các thí sinh nổi bật trong thiết kế đầm sequins ngắn, cut out gợi cảm. Những cô gái vào vòng trong được che bởi những chiếc mặt nạ bí ẩn.

Còn trong đoạn clip hình hiệu của Korea's Next Top Model, top 15 thí sinh cũng cùng đeo những chiếc mặt nạ bí ẩn và chạy trên một đường đua được xây dựng để thể hiện sự cạnh tranh đầy kịch tính của các thí sinh. Tuy nhiên, sau đó vài giây, họ đã cởi phăng chiếc mặt nạ này và danh tính từng thí sinh được tiết lộ.


Đoạn hình hiệu VNTM 2012 khá giống với Korea's Next Top Model mùa 2.

Những đoạn hình hiệu
Bối cảnh các cô gái cùng nhau chạy đến đích trong VNTM...

Những đoạn hình hiệu
... và trong clip của Korea's Next Top Model.

Những đoạn hình hiệu
Những đoạn hình hiệu
Những đoạn hình hiệu
Hình ảnh đeo mặt nạ của các thí sinh VNTM 2012 trong đoạn hình hiệu...

Những đoạn hình hiệu
... các thí sinh Korea's Next Top Model 2012 cũng đeo mặt nạ trong hình hiệu của mình.

Với những khán giả có theo dõi cuộc thi này ở các quốc gia khác, việc “trùng ý tưởng” như thế này là điều thường xuyên xảy ra ở các phiên bản Next Top Model trên toàn thế giới.

Trong chương trình Australia's Next Top Model mùa 6 ra mắt vào tháng 7/2010 đã lập tức thu hút sự chú ý của khán giả và công chúng yêu thời trang bởi phần hình hiệu được đầu tư công phu, đậm tính nghệ thuật. Lấy hình ảnh của một cuộc đua làm chủ đề chính, các thí sinh Australia's Next Top Model trong trang phục lộng lẫy, gương mặt trang điểm cẩn thận được ví như những chú ngựa đua, phải đánh bại những đối thủ khác để về đích sớm nhất và nhận lấy giải thưởng lớn. 

Hình ảnh của 4 vị giám khảo được khắc họa như những nhân vật chủ chốt làm nên cuộc đua này như nhiếp ảnh, người ra hiệu xuất phát, người cá cược và khán giả cũng xuất hiện xen kẽ càng giúp đoạn hình hiệu thêm tính thuyết phục.


Đoạn hình hiệu của Australia's Next Top Model mùa 6.

Nhưng chỉ một tháng sau, khi Poland's Next Top Model chính thức ra mắt khán giả ở mùa đầu tiên, nhiều người đã nhanh chóng nhận ra đoạn hình hiệu là sản phẩm “xào nấu” chính hiệu của chương trình đến từ nước Úc nói trên. Cũng với ý tưởng, cách thức thực hiện tương tự, tuy nhiên, có lẽ do nhiều hạn chế nên đoạn hình hiệu này nhàm chán và thường hơn khá nhiều.


Đoạn hình hiệu của Poland's Next Top Model mùa 1.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều hình hiệu "trùng ý tưởng" giữa các phiên bản Next Top Model khác trên thên giới: Italia's Next Top Model mùa 4 (tháng 3/2011) và Australia's Next Top Model mùa 7 (tháng 8/2011) hoàn toàn giống nhau ý tưởng và phần set up hiện trường. Australia's Next Top Model mùa 3 (2007) cũng bị Finland's Next Top Model mùa 2 (2009) “học tập” từ concept, góc máy, phân đoạn... Tất nhiên, họ vẫn không thể vượt qua được cái bóng lớn của một trong những phiên bản Next Top Model hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, muốn nhắc đến “thảm họa copy” thì không thể quên trường hợp của China's Next Top Model mùa 3 (tháng 6/2010). Không chỉ có phần hình hiệu được xem là “phiên bản ăn cắp rẻ tiền” của America's Next Top Model mùa 14 (tháng 3/2010), thậm chí họ còn lấy luôn phần nhạc nền quen thuộc do mẹ đẻ của chương trình – Tyra Banks để lồng ghép vào chương trình của mình.


Đoạn hình hiệu America's Next Top Model mùa 14.


Và đoạn hình hiệu China's Next Top Model "xào nấu" trắng trợn từ phiên bản gốc khiến dân cư mạng phẫn nộ.
Chia sẻ