Những điều ít biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh khiến mẹ cũng phải bất ngờ, vì sao phải luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ?
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có nhiều sự khác biệt so với giấc ngủ của người trưởng thành.
Giấc ngủ với trẻ sơ sinh rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ của bé. Thông thường, trẻ ngủ từ 16-18 giờ một ngày trong hai tuần đầu tiên. Chúng chỉ thức dậy để ăn sau khoảng 3-4 tiếng ngủ vào cả ban ngày và ban đêm.
Ngoài kiến thức cơ bản trên, mẹ đã biết hết những điều bất ngờ trong giấc ngủ của bé chưa?
Trẻ có thể ngủ nhiều ban ngày và thức cả đêm
Hiện tượng "ngủ ngày cày đêm" ở trẻ chính là biểu hiện của sự rối loạn về giấc ngủ ngày và đêm, thậm chí đảo ngược thói quen ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm.
Cụ thể, trẻ thường ít vận động, dành nhiều thời gian cho việc ngủ vào ban ngày và tỉnh táo hơn ban đêm.
Các bậc cha mẹ cũng có thể hỗ trợ bé trong việc định hình thời gian ngủ bằng cách tạo ra một không gian yên tĩnh, đủ tối vào ban đêm và để phòng mình được chiếu sáng vào ban ngày. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn vào ban ngày, bạn cần trò chuyện cũng như kích thích trẻ để chúng thức trong khi vào ban đêm cần cho trẻ ăn một cách yên tĩnh và sử dụng ít ánh sáng nhất có thể.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất khó nắm bắt
Trẻ sơ sinh thường ngủ 14-18 giờ mỗi ngày trong tuần đầu tiên và 12-16 giờ khi chúng đã được một tháng tuổi. Tuy ngủ nhiều nhưng trẻ sơ sinh cũng cần được ăn nhiều lần trong ngày, kể cả vào ban đêm. Lịch sinh ăn ngủ này của trẻ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ của các bà mẹ.
9 tuần đầu tiên luôn là khoảng thời gian khó khăn nhất đối các mẹ. Không ít bà mẹ chỉ có khoảng 4 giờ để ngủ trước khi phải dậy cho trẻ ăn nhưng đôi khi khoảng thời gian họ phải thức dậy sau mỗi một giờ.
Ngược lại, có những trẻ sơ sinh dưới 9 ngày tuổi ngủ cả ngày và chỉ có khoảng vài phút tỉnh táo. Tuy nhiên điều này không đáng ngại. Theo các chuyên gia, việc một số trẻ sơ sinh ngủ tới 20 giờ mỗi ngày là điều hoàn toàn bình thường.
Trẻ sơ sinh không cần ngủ ở không gian yên tĩnh
Ở nhưng nơi ồn áo nhất, sáng nhất trẻ sơ sinh vẫn có thể ngủ. Điều này trái ngược lại với người trưởng thành vì đây cũng là thói quen của trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng bé ở trong cổ tử cung của người mẹ.
Nhiều người lầm tưởng, tử cung không phải nơi yên tĩnh nhưng trên thực tế, âm thanh từ nhịp tim, hệ tiêu hóa và các chức năng khác của cơ thể người mẹ thực sự khá to.
Nhiều trẻ sơ sinh thậm chí ngủ tốt hơn khi bao quanh bởi những âm thanh lặp đi lặp lại chẳng hạn như âm thanh từ quạt, tiếng mưa hoặc máy giặt,… (hay còn gọi là tiếng ồn trắng),...
Khi trẻ sơ sinh bước qua giai đoạn này, chúng có khả năng nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh và thoát khỏi tình trạng ngủ bất cứ lúc nào. Khi đó những tiếng ồn và kích thích xung quanh dần có ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ hơn.
Trẻ sơ sinh cần không gian ngủ an toàn
Tư thế ngủ và không gian ngủ an toàn nhất cho trẻ là nằm ngửa trên một tấm đệm trải phẳng. Ngoài ra, cha mẹ hãy luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ để bé yên tâm ngủ ngon và tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ cũng cần chú ý, loại bỏ bất kỳ vật dụng nào khỏi khu vực ngủ của trẻ bao gồm chăn, gối, thú bông bởi nó có thể gây ngạt thở cho trẻ hoặc khiến trẻ quá nóng hay suy yếu hệ hô hấp hoặc có thể gây đột quỵ ở trẻ nhỏ (SIDS).
Trẻ sơ sinh có những cách ngủ rất riêng
Có những sự khác biệt giữa mỗi đứa trẻ trong cách chúng ngủ. Nhiều bé quyết tâm hơn và muốn chống lại những giấc ngủ trong khi những bé khác dễ tính hơn chấp nhận nó một cách tự nhiên. Điều này cũng phần nào thể hiện tính cách của trẻ.