Những câu hỏi kinh điển về vóc dáng và chuyện sinh con
Quan niệm truyền thống cho rằng, những phụ nữ có vòng 3 đầy đặn sẽ không gặp trở ngại gì khi sinh nở. Thực tế, thể hình chuẩn cho việc sinh con không hẳn phải như vậy.
Maggie Blott - bác sĩ Sản khoa Bệnh viện Hoàng gia Victoria, Anh - trả lời những thắc mắc của mẹ bầu trên Askamum:
- Mẹ và tôi chỉ cao có 1,50m. Mẹ tôi sinh nở rất khó khăn, liệu tôi có đi theo "vết xe đổ" đó không?
Nếu thai nhi quá to so với vóc dáng của người mẹ, bạn sẽ cần phải sinh mổ (đặc biệt nếu bạn thấp và có xương chậu nhỏ). Dù không thể thay đổi chiều cao nhưng bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách: chịu khó vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, những người phụ nữ thấp bé vẫn có thể sinh những em bé nặng cân mà không cần phải mổ.
- Có phải những người phụ nữ quá gầy sinh con sẽ khó? Tôi vốn đã khá gầy và khi mang thai, tôi chẳng tăng cân được mấy?
Nếu bạn không bị “suy dinh dưỡng”, vóc dáng mảnh dẻ có thể là một lợi thế khi mang thai. Thông thường, những người phụ nữ mảnh mai khi mang thai có sức khỏe khá tốt. Bạn vẫn có khả năng sinh ra những đứa bé cân nặng bình thường và khỏe mạnh, hơn thế nữa bạn còn không bị béo phì sau khi sinh.
Những người mẹ thon thả và có chiều cao vừa phải hầu hết sẽ sinh con một cách tự nhiên mà không cần đến phẫu thuật.
Tuy nhiên, với hình thể mảnh mai, bạn cần ăn uống đầy đủ và năng vận động trong thời kỳ mang thai. Bạn cũng cần tập thở trước khi sinh để không dễ dàng bị đuối sức. Đặc biệt, ăn nhỉnh hơn khi mang bầu cũng giúp cho bạn có nhiều sữa hơn khi cho con bú.
- Hông của tôi không được nở nang và vòng 3 hơi phẳng. Liệu đó có phải là một ‘cái cổng’ quá chật chội cho bé chui ra không?
Nếu hông bạn không được nở nang, có thể khung xương chậu của bạn nhỏ. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bác sĩ Blott nói: "Nếu hông nhỏ nhưng khung xương chậu tốt và rộng, chẳng có lý do gì khiến bạn không thể sinh con một cách tự nhiên".
- Tôi quá gầy và yếu. Nếu việc sinh nở như một cuộc chạy đua marathon, tôi không chạy được quá 2 km?
Bạn chắc chắn gặp nhiều khó khăn khi sinh nếu sức khỏe không tốt. Cuộc “vượt cạn” đòi hỏi nhiều nỗ lực và sức chịu đựng, đặc biệt tim và các cơ bắp phải thật khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để có được sức khỏe phù hợp cho cuộc sinh nở. Bạn cần bổ sung nhiều dưỡng chất vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, tập thể dục nhẹ nhàng rất hữu ích cho những bà mẹ có thể trạng yếu.
- Tôi khỏe mạnh nhưng khá béo. Và tôi không thể giảm cân trước khi mang thai. Liệu với vóc dáng này, tôi có gặp khó khăn gì khi sinh nở không?
Phụ nữ nặng cân có nguy cơ gặp rủi ro cao trong khi mang thai và sinh nở. Bạn có thể bị tiểu đường, tiền sản giật - dẫn tới sinh sớm hay phải mổ lấy thai.
Nếu được, tốt nhất bạn nên giảm cân trước khi sinh. Trong trường hợp ngược lại, bạn cũng không nên ăn kiêng nhưng cố gắng tăng cân ở mức tối thiểu bằng chế độ ăn đặc biệt do bác sĩ tư vấn. Tập thể dục bằng cách đi bộ là một phương pháp tốt cho những bà mẹ nặng cân.
- Mẹ và tôi chỉ cao có 1,50m. Mẹ tôi sinh nở rất khó khăn, liệu tôi có đi theo "vết xe đổ" đó không?
Nếu thai nhi quá to so với vóc dáng của người mẹ, bạn sẽ cần phải sinh mổ (đặc biệt nếu bạn thấp và có xương chậu nhỏ). Dù không thể thay đổi chiều cao nhưng bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách: chịu khó vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, những người phụ nữ thấp bé vẫn có thể sinh những em bé nặng cân mà không cần phải mổ.
- Có phải những người phụ nữ quá gầy sinh con sẽ khó? Tôi vốn đã khá gầy và khi mang thai, tôi chẳng tăng cân được mấy?
Nếu bạn không bị “suy dinh dưỡng”, vóc dáng mảnh dẻ có thể là một lợi thế khi mang thai. Thông thường, những người phụ nữ mảnh mai khi mang thai có sức khỏe khá tốt. Bạn vẫn có khả năng sinh ra những đứa bé cân nặng bình thường và khỏe mạnh, hơn thế nữa bạn còn không bị béo phì sau khi sinh.
Những người mẹ thon thả và có chiều cao vừa phải hầu hết sẽ sinh con một cách tự nhiên mà không cần đến phẫu thuật.
Tuy nhiên, với hình thể mảnh mai, bạn cần ăn uống đầy đủ và năng vận động trong thời kỳ mang thai. Bạn cũng cần tập thở trước khi sinh để không dễ dàng bị đuối sức. Đặc biệt, ăn nhỉnh hơn khi mang bầu cũng giúp cho bạn có nhiều sữa hơn khi cho con bú.
- Hông của tôi không được nở nang và vòng 3 hơi phẳng. Liệu đó có phải là một ‘cái cổng’ quá chật chội cho bé chui ra không?
Nếu hông bạn không được nở nang, có thể khung xương chậu của bạn nhỏ. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bác sĩ Blott nói: "Nếu hông nhỏ nhưng khung xương chậu tốt và rộng, chẳng có lý do gì khiến bạn không thể sinh con một cách tự nhiên".
- Tôi quá gầy và yếu. Nếu việc sinh nở như một cuộc chạy đua marathon, tôi không chạy được quá 2 km?
Bạn chắc chắn gặp nhiều khó khăn khi sinh nếu sức khỏe không tốt. Cuộc “vượt cạn” đòi hỏi nhiều nỗ lực và sức chịu đựng, đặc biệt tim và các cơ bắp phải thật khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để có được sức khỏe phù hợp cho cuộc sinh nở. Bạn cần bổ sung nhiều dưỡng chất vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, tập thể dục nhẹ nhàng rất hữu ích cho những bà mẹ có thể trạng yếu.
- Tôi khỏe mạnh nhưng khá béo. Và tôi không thể giảm cân trước khi mang thai. Liệu với vóc dáng này, tôi có gặp khó khăn gì khi sinh nở không?
Phụ nữ nặng cân có nguy cơ gặp rủi ro cao trong khi mang thai và sinh nở. Bạn có thể bị tiểu đường, tiền sản giật - dẫn tới sinh sớm hay phải mổ lấy thai.
Nếu được, tốt nhất bạn nên giảm cân trước khi sinh. Trong trường hợp ngược lại, bạn cũng không nên ăn kiêng nhưng cố gắng tăng cân ở mức tối thiểu bằng chế độ ăn đặc biệt do bác sĩ tư vấn. Tập thể dục bằng cách đi bộ là một phương pháp tốt cho những bà mẹ nặng cân.
Một vài điều thú vị về dây rốn mẹ bầu nên biết