Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi
4 tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.
Bé có thể làm gì ở mốc 4 tuổi này?
Xã hội/ Cảm xúc
- Thích những điều mới lạ.
- Càng ngày càng sáng tạo với trò chơi giả vờ.
- Thích chơi với các bạn hơn là chơi một mình.
Bé thích chơi với các bạn hơn là chơi một mình.
- Hợp tác cùng trẻ khác.
- Chơi trò đóng giả làm bố hoặc mẹ.
- Chưa phân biệt được thật và giả vờ.
- Nói về những điều bé thích.
Ngôn ngữ/ Giao tiếp
- Kể chuyện.
- Hát một bài hoặc đọc một bài thơ đã thuộc.
- Có thể nói cả tên và họ.
Thuộc và biết hát nhiều bài hát.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
- Biết một số màu sắc và một vài con số.
- Hiểu được ý nghĩa của việc đếm.
- Bắt đầu hiều về thời gian.
- Nhớ được một vài phần của một câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của từ ''giống'' và ''khác''.
Ở mốc 4 tuổi, bé bắt đầu hiểu về thời gian.
- Vẽ người có từ 2 đến 4 bộ phận.
- Dùng kéo.
- Bắt đầu viết theo được một vài chữ cái in hoa.
- Nói cho bạn nghe điều bé nghĩ sẽ xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện.
Vận động/ Phát triển thể chất
- Nhảy lò cò hoặc đứng một chân trong 2 giây.
- Lấy, và trộn thức ăn.
- Bắt được quả bóng nảy.
Bạn có thể làm gì để giúp con phát triển
- Chơi các trò chơi giả vờ cùng với bé. Hãy để bé đóng vai chính và bắt chước những gì bé làm.
- Gợi ý bé đóng kịch những tình huống chuẩn bị diễn ra có thể khiến bé không thoải mái, ví dụ đi nhà trẻ hoặc ngủ tối ở nhà ông bà.
- Cho bé những lựa chọn đơn giản bất kỳ lúc nào để bé chọn, ví dụ như bé sẽ mặc gì, chơi gì, ăn gì. Giới hạn từ 2 hoặc 3 lựa chọn.
- Khi bé chơi cùng các bạn, hãy để bé tự giải quyết vấn đề với các bạn, hãy ở gần bé và chỉ trợ giúp nếu cần.
- Khuyến khích bé nói, chia sẻ đồ chơi và phân lượt chơi cùng bạn khác.
- Đưa cho bé đồ chơi kích thích trí tưởng tượng như quần áo cho búp bê, bộ dụng cụ bếp, bộ ghép hình.
- Dùng các từ như ' trước tiên,'' ''thứ hai,'' ''cuối cùng'' khi nói về các hoạt động hàng ngày. Điều này sẽ giúp bé của bạn học về trình tự của sự việc.
- Dành thời gian để trả lời câu hỏi "tại sao'' của bé. Nếu bạn không biết câu trả lời hãy nói vơi bé "Mẹ không biết,'' và giúp bé đi tìm câu trả lời trong một cuốn sách, trên internet hay hỏi người khác.
- Khi bạn đọc cho bé nghe, hỏi bé xem câu chuyện diễn ra như thế nào.
- Nói cho bé biết màu sắc trong sách, các bức tranh, đồ vật quanh nhà. Đếm các vật thông dụng như bao nhiêu quả cam, bao nhiêu cái cốc...
- Cho bé các trò chơi ngoài trời như đuổi bắt.
- Cho bé nghe những bản nhạc yêu thích và khiêu vũ cùng bé.
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:
- Không thể nhảy.
- Thờ ơ với trò chơi bắt chước hoặc trò chơi giả vờ.
- Thờ ơ với những trẻ khác, không tương tác với những người không phải thành viên trong gia đình.
- Chống đối việc mặc quần áo, ngủ và đi vệ sinh..
- Không hiểu nghĩa của tư ''giống nhau'' và ''khác nhau''.
- Không thực hiện được chỉ dẫn 3 hành động.
- Không kể lại được một câu chuyện yêu thích.
- Nói ngọng.
Xã hội/ Cảm xúc
- Thích những điều mới lạ.
- Càng ngày càng sáng tạo với trò chơi giả vờ.
- Thích chơi với các bạn hơn là chơi một mình.
Bé thích chơi với các bạn hơn là chơi một mình.
- Chơi trò đóng giả làm bố hoặc mẹ.
- Chưa phân biệt được thật và giả vờ.
- Nói về những điều bé thích.
Ngôn ngữ/ Giao tiếp
- Kể chuyện.
- Hát một bài hoặc đọc một bài thơ đã thuộc.
- Có thể nói cả tên và họ.
Thuộc và biết hát nhiều bài hát.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
- Biết một số màu sắc và một vài con số.
- Hiểu được ý nghĩa của việc đếm.
- Bắt đầu hiều về thời gian.
- Nhớ được một vài phần của một câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của từ ''giống'' và ''khác''.
Ở mốc 4 tuổi, bé bắt đầu hiểu về thời gian.
- Dùng kéo.
- Bắt đầu viết theo được một vài chữ cái in hoa.
- Nói cho bạn nghe điều bé nghĩ sẽ xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện.
Vận động/ Phát triển thể chất
- Nhảy lò cò hoặc đứng một chân trong 2 giây.
- Lấy, và trộn thức ăn.
- Bắt được quả bóng nảy.
Bạn có thể làm gì để giúp con phát triển
- Chơi các trò chơi giả vờ cùng với bé. Hãy để bé đóng vai chính và bắt chước những gì bé làm.
- Gợi ý bé đóng kịch những tình huống chuẩn bị diễn ra có thể khiến bé không thoải mái, ví dụ đi nhà trẻ hoặc ngủ tối ở nhà ông bà.
- Cho bé những lựa chọn đơn giản bất kỳ lúc nào để bé chọn, ví dụ như bé sẽ mặc gì, chơi gì, ăn gì. Giới hạn từ 2 hoặc 3 lựa chọn.
- Khi bé chơi cùng các bạn, hãy để bé tự giải quyết vấn đề với các bạn, hãy ở gần bé và chỉ trợ giúp nếu cần.
- Khuyến khích bé nói, chia sẻ đồ chơi và phân lượt chơi cùng bạn khác.
- Đưa cho bé đồ chơi kích thích trí tưởng tượng như quần áo cho búp bê, bộ dụng cụ bếp, bộ ghép hình.
- Dành thời gian để trả lời câu hỏi "tại sao'' của bé. Nếu bạn không biết câu trả lời hãy nói vơi bé "Mẹ không biết,'' và giúp bé đi tìm câu trả lời trong một cuốn sách, trên internet hay hỏi người khác.
- Khi bạn đọc cho bé nghe, hỏi bé xem câu chuyện diễn ra như thế nào.
- Nói cho bé biết màu sắc trong sách, các bức tranh, đồ vật quanh nhà. Đếm các vật thông dụng như bao nhiêu quả cam, bao nhiêu cái cốc...
- Cho bé các trò chơi ngoài trời như đuổi bắt.
- Cho bé nghe những bản nhạc yêu thích và khiêu vũ cùng bé.
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:
- Không thể nhảy.
- Thờ ơ với trò chơi bắt chước hoặc trò chơi giả vờ.
- Thờ ơ với những trẻ khác, không tương tác với những người không phải thành viên trong gia đình.
- Chống đối việc mặc quần áo, ngủ và đi vệ sinh..
- Không hiểu nghĩa của tư ''giống nhau'' và ''khác nhau''.
- Không thực hiện được chỉ dẫn 3 hành động.
- Không kể lại được một câu chuyện yêu thích.
- Nói ngọng.