Những biến cố nguy hiểm khi "lâm bồn"

Theo Eva,
Chia sẻ

Trong quá trình chuyển dạ, thai phụ có thể gặp phải một số biến cố nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi.

Quá trình sinh nở mẹ tròn con vuông là niềm mong ước của tất cả các mẹ bầu nhưng không phải ca sinh đẻ nào cũng thuận buồn xuôi gió. Có một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ bầu khi chuyển dạ như băng huyết, sa dây rau, kiệt sức... đặc biệt nghiêm trọng. Trong trượng hợp này, bác sĩ, mẹ bầu và người thân cần đặc biệt chú ý để xứ trí kịp thời.

Vỡ ối non và vỡ ối sớm

Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ. Còn vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết.

Về bản chất, vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh. Cả bà mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng. Do vậy, sản phụ vỡ ối non cần được dùng kháng sinh ngay và can thiệp lấy thai ra sớm bằng phẫu thuật. Khi gặp phải trường hợp này, chú ý không được để chuyển dạ kéo dài vì nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ và con.

Băng huyết

Hiện tượng băng huyết xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ rau. Nguyên nhân do rách đường sinh dục khi sinh nở. Rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Vỡ tử cung không chỉ nguy hiểm vì gây chảy máu mà còn gây đau toàn thân. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp này là rất cao.
 

Dù rất nguy hiểm nhưng việc chẩn đoán băng huyết lại không khó vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu được xử trí cầm máu ngay lập tức thì ít nguy hiểm nhưng nếu để chậm (chậm chẩn đoán hoặc chậm xử trí), tình trạng sản phụ nặng lên rất nhanh, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều. Những người đã sinh con nhiều lần hoặc đã có tiền sử chảy máu nặng, người trên 35 tuổi mới sinh con lần đầu hoặc đã có sẹo ở tử cung do mổ những lần sinh trước... dễ gặp tai biến này. Vì vậy, chị em cần đặc biệt chú ý.

Sa dây rau

Sa dây rau thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây rau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết sẽ lớn hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang.

Sa dây rau cần được cấp cứu tức thời khi thai còn sống. Sản phụ phải lập tức nằm chổng mông (kể cả khi chuyển đi mổ hoặc nằm trên ô tô chuyển tuyến) để ngôi thai không đè vào dây rau. Nếu cứ để sản phụ nằm ngửa trên cáng, nguy cơ thai chết sẽ cao hơn. Người hộ sinh cần có gạc ấm thấm nước, đặt trong âm đạo để không cho dây rau thụt xuống.

Dây rốn quấn cổ bé

Khoảng 1/3 số bé chào đời với dây rốn quấn cổ, tùy cấp độ khác nhau. Không phải trường hợp nào bé bị dây rốn quấn cổ cũng là nguy hiểm. Bác sĩ chỉ cần dùng cách cắt dây rốn là giúp bé chào đời dễ dàng.

Chia sẻ