Những bà mẹ "cách ly" con gái với bố
"Em có bao giờ được ngồi cạnh bố đâu, cứ bố con ngồi nói chuyện gì lâu quá là mẹ lại giục em lên phòng học bài. Me bảo con gái thì không nên quá gần gũi với bố".
Em Giang, 16 tuổi ở Lương Thế Vinh, Hà Nội, tâm sự.
Tò mò trước tình huống của Giang, tưởng ông bố kia từng gây ra lỗi gì lớn lắm nhưng thực tế lại không phải vậy. “Bố em là giảng viên đại học KHXH & NV Hà Nội, bố hiền lắm, sống tình cảm nên nhiều chuyện em rất muốn tâm sự, hay hỏi ý kiến bố”, cô gái kể.
Mẹ Giang quản lý một cửa hàng tạp hóa tại nhà, theo lời Giang thì mẹ rất hay xét nét từ cử chỉ đến cách nói chuyện của hai bố con cô. Chỉ cần hai bố con trò chuyện lâu một chút là không bằng lòng. Có lần ông bố vào phòng xem con gái học bài, tiện Giang hỏi bố một số vấn đề về bài tập thì bà mẹ đi vào rồi quát bố: “Thiếu gì chỗ để ngồi nói chuyện mà phải ngồi ở đây” .
“Mỗi lần mẹ cắt ngang cuộc nói chuyện của bố và em thì bố đều đứng lên để tránh nghe mẹ nói nhiều, mệt mỏi”, Giang cho biết.
Chị Hương - mẹ Giang đưa ra lý giải cho hành động cấm đoán này: “Nếu con gái mình bình thường như nhiều đứa trẻ khác thì không sao, nhưng Giang trông lớn hơn tuổi, từ hồi học cấp 2, trông con bé đã như thiếu nữ rồi nên tôi ý thức việc tách nó khỏi bố, mà nói chung cứ người khác phái là tôi hạn chế cho con bé tiếp xúc.
Thế nên dù nhà bán hàng tạp hóa ở khu sinh viên rất đông khách nhưng rất hiếm khi thấy Giang ra giúp mẹ bán hàng. Chị Hương cũng là tín đồ của những vụ án trên báo nên tính đề phòng của chị càng cao và chính sách “cách ly" cũng vì thế được củng cố hơn nữa.
Không chỉ ngăn cản những cuộc nói chuyện quá lâu, mẹ của Linh (19 tuổi, Giảng Võ, Hà Nội) còn luôn ngăn những hoạt động có tính tiếp xúc trực tiếp giữa hai bố con.
“Năm ngoái hồi thi đỗ đại học, bố bảo đưa em đi tập xe ở sân nhà văn hóa phường nhưng mẹ nhất định không đồng ý, trong khi em thấy hầu hết bạn bè tập xe đều có bố kèm cặp”. Vốn là một cô gái bướng bỉnh nên khi mẹ ngăn cấm một cách khó hiểu, Linh cố hỏi cho ra lẽ thì bà mẹ trả lời: “Con gái lớn không nên gần gũi bố, đi tập xe máy tay nọ tay kia, biết được có chuyện gì xảy ra”.
Linh cho biết, bố mẹ đã nhiều lần cãi nhau về chuyện đưa đón Linh, hầu hết những việc đưa đón đều do mẹ đảm nhiệm, chứ bố có muốn thì cũng chỉ được đôi ba lần. Vụ tập xe máy vừa rồi, khi hai bố con Linh quyết tâm mang xe ra nhà văn hóa để tập buổi tối, mẹ Linh cũng nhất quyết đi theo "giám sát”.
Không phải là một thói quen từ trước như của mẹ Linh và Giang, trường hợp mẹ của Tân (21 tuổi, Bạch Mai, Hà Nội) là chuyện mới diễn ra thời gian gần đây. Tân kể: "Vừa rồi, ba mình đi công tác về mua quần áo cho mình và em gái. Ba mua cho em gái mình cái váy trông cũng khá xinh xắn. Đến khi con bé mặc thử ra trình diễn trước mặt bố thì mẹ mình từ bếp đi ra quát: 'Ba mày cũng giỏi mua váy, váy này chỉ để mặc đi ngủ chứ không thể mặc ra đường'.
Nghe mẹ nói thế cả ba bố con như bị dội một gáo nước lạnh, ba nói lại thì ngay lập tức mẹ không nói gì, chỉ nhíu mày quát một câu: 'Lần sau đừng có mua quà cáp theo kiểu như thế này nữa'".
Theo lời cô gái thì thái độ ấy của mẹ chỉ mới xảy ra thời gian gần đây, với Tân thì không sao, nhưng với em gái cô thì mẹ luôn ngăn cản việc gần gũi, hay quan tâm của em với bố, dù trước kia chuyện đó là rất bình thường trong gia đình.
Chị Nhung (48 tuổi, chủ một cửa hàng bán vải ở chợ Hôm, HN) cũng đang áp dụng chính sách “cách ly” giữa cô con gái năm nay 17 tuổi với bố. Được hỏi lý do vì sao, chị không ngần ngại bộc bạch: “Ngồi bán hàng ở đây, ngày nào mà tôi chả đọc báo, ngày nào mà chả có chuyện cưỡng bức nọ kia, quan hệ thế này thế kia mà người phạm pháp thì từ tử tế đến đểu giả thì chỉ là tích tắc”.
“Vì quá yêu con nên nhiều bà mẹ đã đâm ra lo lắng một cách thái quá, và đề phòng với mọi yếu tố có thể gây nguy hại cho con, đây không chỉ là trường hợp cá biệt mà đã có không ít bà mẹ gọi điện đến tổng đài để tâm sự về những băn khoăn lo lắng tương tự", bà Nguyễn Thu Hằng chuyên gia tư vấn của Trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội, bày tỏ.
Theo bà, hầu hết tình trạng này xuất hiện ở những bà mẹ có con gái đang ở tuổi mới lớn và thường là trông lớn hơn tuổi. Có người còn đâm ra ghi ngờ cả chồng mình có tình cảm đặc biệt với con gái.
“Gần đây nhất có một bà mẹ gọi điện lên để tâm sự về tình trạng cô con gái đang tuổi mới lớn suốt ngày cuốn lấy bố, khi tôi khỏi thế từ trước đến nay hai bố con như thế nào? Thì bà mẹ này trả lời là vẫn tình cảm như thế, nhưng gần đây thì thấy bất an khi thấy bố và con gái thân thiết".
Ngoài ra cũng không thể bỏ qua lý do của tâm lý trên là do ảnh hưởng từ những phương tiện truyền thông. Những thông tin về những vụ án giật gân: Giết người, cướp của, cưỡng bức, đặc biệt là những vụ án loạn luân gây ảnh hưởng rất mạnh đến những người đang đảm nhận vai trò làm mẹ.
"Việc họ cẩn trọng với mọi vấn đề xung quanh con gái là chuyện rất dễ hiểu, nhưng một khi những câu chuyện đó thành ám ảnh thì lại thành một thói quen không tốt. Gây không khí căng thẳng trong gia đình", chuyên gia nói.
Anh Minh (38 tuổi, Hào Nam, Hà Nội) tâm sự, khi con trai đầu lòng của hai vợ chồng anh ra đời, anh được toàn quyền, tự do chăm sóc, gần gũi nhưng từ khi vợ sinh cô con gái thứ 2 thì anh dường như chỉ được một số tiếp xúc nhất định với con.
Những lý do vợ anh cáu gắt khi anh chăm con gái khiến anh rất khó chịu. “Hai vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau về thái độ của cô ấy nhưng có vẻ như cô ấy không thay đổi nhiều lắm”.
Ông Hoàng Hùng, chuyên gia tâm lý - Trung tâm tư vấn tâm lý An Bình, đưa ra giải pháp với những gia đình đang gặp phải tình trạng này. Theo ông, thường là các bà mẹ sẽ ít nói rõ nguyên nhân "Tại sao mẹ lại cư xử như thế?". Vì nó liên quan đến vấn đề khá nhạy cảm nên chính mỗi thành viên trong gia đình nên cùng đối diện như cách mọi người cùng cầm một viên đá, chuyền tay nhau để đưa ra ý kiến.
Một cuộc họp nghiêm túc trong gia đình sẽ giúp xác lập niềm tin. Bởi nguyên nhân chính ở đây không phải là những bà mẹ trong gia đình bị ảnh hưởng từ đâu, điều gì tác động đến cách nhìn nhận vấn đề của họ mà việc họ luôn đa nghi. Mà với những người đa nghi thì cách tốt nhất là nên phô bày tất cả trên một mặt phẳng, càng rõ ràng, càng rành mạch càng tốt.
Bố, con gái và "mối tình" đặc biệt
Tò mò trước tình huống của Giang, tưởng ông bố kia từng gây ra lỗi gì lớn lắm nhưng thực tế lại không phải vậy. “Bố em là giảng viên đại học KHXH & NV Hà Nội, bố hiền lắm, sống tình cảm nên nhiều chuyện em rất muốn tâm sự, hay hỏi ý kiến bố”, cô gái kể.
Mẹ Giang quản lý một cửa hàng tạp hóa tại nhà, theo lời Giang thì mẹ rất hay xét nét từ cử chỉ đến cách nói chuyện của hai bố con cô. Chỉ cần hai bố con trò chuyện lâu một chút là không bằng lòng. Có lần ông bố vào phòng xem con gái học bài, tiện Giang hỏi bố một số vấn đề về bài tập thì bà mẹ đi vào rồi quát bố: “Thiếu gì chỗ để ngồi nói chuyện mà phải ngồi ở đây” .
“Mỗi lần mẹ cắt ngang cuộc nói chuyện của bố và em thì bố đều đứng lên để tránh nghe mẹ nói nhiều, mệt mỏi”, Giang cho biết.
Chị Hương - mẹ Giang đưa ra lý giải cho hành động cấm đoán này: “Nếu con gái mình bình thường như nhiều đứa trẻ khác thì không sao, nhưng Giang trông lớn hơn tuổi, từ hồi học cấp 2, trông con bé đã như thiếu nữ rồi nên tôi ý thức việc tách nó khỏi bố, mà nói chung cứ người khác phái là tôi hạn chế cho con bé tiếp xúc.
Thế nên dù nhà bán hàng tạp hóa ở khu sinh viên rất đông khách nhưng rất hiếm khi thấy Giang ra giúp mẹ bán hàng. Chị Hương cũng là tín đồ của những vụ án trên báo nên tính đề phòng của chị càng cao và chính sách “cách ly" cũng vì thế được củng cố hơn nữa.
Không chỉ ngăn cản những cuộc nói chuyện quá lâu, mẹ của Linh (19 tuổi, Giảng Võ, Hà Nội) còn luôn ngăn những hoạt động có tính tiếp xúc trực tiếp giữa hai bố con.
“Năm ngoái hồi thi đỗ đại học, bố bảo đưa em đi tập xe ở sân nhà văn hóa phường nhưng mẹ nhất định không đồng ý, trong khi em thấy hầu hết bạn bè tập xe đều có bố kèm cặp”. Vốn là một cô gái bướng bỉnh nên khi mẹ ngăn cấm một cách khó hiểu, Linh cố hỏi cho ra lẽ thì bà mẹ trả lời: “Con gái lớn không nên gần gũi bố, đi tập xe máy tay nọ tay kia, biết được có chuyện gì xảy ra”.
Linh cho biết, bố mẹ đã nhiều lần cãi nhau về chuyện đưa đón Linh, hầu hết những việc đưa đón đều do mẹ đảm nhiệm, chứ bố có muốn thì cũng chỉ được đôi ba lần. Vụ tập xe máy vừa rồi, khi hai bố con Linh quyết tâm mang xe ra nhà văn hóa để tập buổi tối, mẹ Linh cũng nhất quyết đi theo "giám sát”.
Không phải là một thói quen từ trước như của mẹ Linh và Giang, trường hợp mẹ của Tân (21 tuổi, Bạch Mai, Hà Nội) là chuyện mới diễn ra thời gian gần đây. Tân kể: "Vừa rồi, ba mình đi công tác về mua quần áo cho mình và em gái. Ba mua cho em gái mình cái váy trông cũng khá xinh xắn. Đến khi con bé mặc thử ra trình diễn trước mặt bố thì mẹ mình từ bếp đi ra quát: 'Ba mày cũng giỏi mua váy, váy này chỉ để mặc đi ngủ chứ không thể mặc ra đường'.
Nghe mẹ nói thế cả ba bố con như bị dội một gáo nước lạnh, ba nói lại thì ngay lập tức mẹ không nói gì, chỉ nhíu mày quát một câu: 'Lần sau đừng có mua quà cáp theo kiểu như thế này nữa'".
Theo lời cô gái thì thái độ ấy của mẹ chỉ mới xảy ra thời gian gần đây, với Tân thì không sao, nhưng với em gái cô thì mẹ luôn ngăn cản việc gần gũi, hay quan tâm của em với bố, dù trước kia chuyện đó là rất bình thường trong gia đình.
Chị Nhung (48 tuổi, chủ một cửa hàng bán vải ở chợ Hôm, HN) cũng đang áp dụng chính sách “cách ly” giữa cô con gái năm nay 17 tuổi với bố. Được hỏi lý do vì sao, chị không ngần ngại bộc bạch: “Ngồi bán hàng ở đây, ngày nào mà tôi chả đọc báo, ngày nào mà chả có chuyện cưỡng bức nọ kia, quan hệ thế này thế kia mà người phạm pháp thì từ tử tế đến đểu giả thì chỉ là tích tắc”.
“Vì quá yêu con nên nhiều bà mẹ đã đâm ra lo lắng một cách thái quá, và đề phòng với mọi yếu tố có thể gây nguy hại cho con, đây không chỉ là trường hợp cá biệt mà đã có không ít bà mẹ gọi điện đến tổng đài để tâm sự về những băn khoăn lo lắng tương tự", bà Nguyễn Thu Hằng chuyên gia tư vấn của Trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội, bày tỏ.
Theo bà, hầu hết tình trạng này xuất hiện ở những bà mẹ có con gái đang ở tuổi mới lớn và thường là trông lớn hơn tuổi. Có người còn đâm ra ghi ngờ cả chồng mình có tình cảm đặc biệt với con gái.
“Gần đây nhất có một bà mẹ gọi điện lên để tâm sự về tình trạng cô con gái đang tuổi mới lớn suốt ngày cuốn lấy bố, khi tôi khỏi thế từ trước đến nay hai bố con như thế nào? Thì bà mẹ này trả lời là vẫn tình cảm như thế, nhưng gần đây thì thấy bất an khi thấy bố và con gái thân thiết".
Ngoài ra cũng không thể bỏ qua lý do của tâm lý trên là do ảnh hưởng từ những phương tiện truyền thông. Những thông tin về những vụ án giật gân: Giết người, cướp của, cưỡng bức, đặc biệt là những vụ án loạn luân gây ảnh hưởng rất mạnh đến những người đang đảm nhận vai trò làm mẹ.
"Việc họ cẩn trọng với mọi vấn đề xung quanh con gái là chuyện rất dễ hiểu, nhưng một khi những câu chuyện đó thành ám ảnh thì lại thành một thói quen không tốt. Gây không khí căng thẳng trong gia đình", chuyên gia nói.
Anh Minh (38 tuổi, Hào Nam, Hà Nội) tâm sự, khi con trai đầu lòng của hai vợ chồng anh ra đời, anh được toàn quyền, tự do chăm sóc, gần gũi nhưng từ khi vợ sinh cô con gái thứ 2 thì anh dường như chỉ được một số tiếp xúc nhất định với con.
Những lý do vợ anh cáu gắt khi anh chăm con gái khiến anh rất khó chịu. “Hai vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau về thái độ của cô ấy nhưng có vẻ như cô ấy không thay đổi nhiều lắm”.
Ông Hoàng Hùng, chuyên gia tâm lý - Trung tâm tư vấn tâm lý An Bình, đưa ra giải pháp với những gia đình đang gặp phải tình trạng này. Theo ông, thường là các bà mẹ sẽ ít nói rõ nguyên nhân "Tại sao mẹ lại cư xử như thế?". Vì nó liên quan đến vấn đề khá nhạy cảm nên chính mỗi thành viên trong gia đình nên cùng đối diện như cách mọi người cùng cầm một viên đá, chuyền tay nhau để đưa ra ý kiến.
Một cuộc họp nghiêm túc trong gia đình sẽ giúp xác lập niềm tin. Bởi nguyên nhân chính ở đây không phải là những bà mẹ trong gia đình bị ảnh hưởng từ đâu, điều gì tác động đến cách nhìn nhận vấn đề của họ mà việc họ luôn đa nghi. Mà với những người đa nghi thì cách tốt nhất là nên phô bày tất cả trên một mặt phẳng, càng rõ ràng, càng rành mạch càng tốt.
Bố, con gái và "mối tình" đặc biệt