Nhật ký đêm đầu tiên sau sinh đầy sợ hãi của bà mẹ trẻ
Đó chính là cảm giác của tôi trong buổi tối đầu tiên đó, cảm giác sợ hãi, đơn độc và mất phương hướng khi đối diện với một em bé gọi mình là mẹ.
Tôi vui mừng khôn tả khi rời bệnh viện về nhà một ngày sau khi con gái ra đời.
Đó là lần đầu tiên tôi ở trong bệnh viện đến một ngày, mọi thứ đều ổn nhưng tôi chỉ muốn về nhà. Ở nhà sẽ không có ai đánh thức tôi dậy để lấy mẫu máu, cũng không có cô y tá nào cứ vài tiếng một lần đến sờ nắn bụng dạ tôi. Tôi chỉ muốn về nhà. Trong khi chồng tôi – Luke và gia đình anh ấy đang tán gẫu và nhìn ngắm em bé đang ngủ, tôi chạy qua chạy lại trong phòng để thu gom đồ đạc, đã đến lúc về nhà.
Chiều hôm đó chúng tôi về đến nhà và mọi việc đều suôn sẻ. Em bé ngủ trong phòng chúng tôi, Luke và tôi nhìn nhau với ánh mắt như muốn nói: “Giờ thì sao?” Việc này đơn giản như không thôi mà, phải không?
(Ảnh minh họa).
Tôi không nhớ nhiều lắm về đêm đầu tiên đưa con về nhà nhưng điều tôi nhớ lại vô cùng xúc động. Tôi nhớ mình ngồi trên ghế, cả Lillian và tôi khóc đỏ cả mắt, tôi cứ nói đi nói lại với mình: “Mình không làm được đâu, mình không làm được. Mình phải quay lại thôi”.
Tôi yêu con bé. Tôi hạnh phúc vì con đang ở đây, trong thế giới thật chứ không phải trong thế giới tưởng tượng của tôi như trước đây. Nhưng tôi sợ. Kinh hãi. Tôi không thể làm được. Tôi còn không thể nói cho rõ là không làm được cái gì, tôi chỉ biết là mình không đủ khả năng.
Vấn đề là: tôi chưa từng nuôi con. Tôi không biết mình đang làm gì và cần làm gì. Tôi cảm thấy, để tôi mang em bé mới này về nhà là một việc làm nguy hiểm. Tôi không có em bé nào để thực hành trước khi người ta trao con cho tôi. Chúng tôi đã thất bại khi sử dụng các phương pháp tránh thai, khi ấy vợ chồng tôi nghĩ nên tin rằng Thượng đế muốn chúng tôi nuôi nấng một đứa trẻ và tôi đã giao hết trọng trách cho bác sĩ chăm sóc thai nhi cho tôi. Chỉ có thế.
Và giờ tôi phải chịu trách nhiệm nuôi nấng em bé mới này ư? Mọi người bị làm sao thế?
Đó chính là cảm giác của tôi trong buổi tối đầu tiên đó. Tôi thấy sợ hãi và đơn độc và mất phương hướng. Tôi thấy kinh hãi và chắc chắn là mình sẽ không thể làm cái việc làm mẹ này được. Ai đó phải làm việc này thay tôi, người mà biết việc gì cần làm, người có thể làm tốt hơn tôi.
Tôi đã sống sót qua đêm hôm đó. Và đêm thứ hai. Và giờ Lillian giờ đã gần hai tuổi rưỡi mà nỗi sợ rằng mình kém cỏi và bất lực vẫn theo tôi từ bấy đến nay. Đó là điều khó khăn nhất tôi từng phải trải nghiệm, là thách thức lớn hơn tất cả những gì tôi có thể tưởng tượng ra. Đến nay, vẫn có lúc tôi nghĩ: “Mình không làm được đâu, mình không làm được”.
Nhưng tôi đã không bao giờ, không bao giờ nghĩ: “Mình phải quay lại” như tôi đã nghĩ trong đêm đầu tiên ấy nữa. Con bé là con gái tôi, là con đầu của tôi. Con bé mang đôi mắt xanh của tôi và là một cô bé gan dạ. Con bé là một niềm vui lớn. Và con bé là của tôi.
Tôi vẫn còn chưa chắc chắn và vững vàng trên con đường làm mẹ, nhưng suy cho cùng khi đưa con vào giường ngủ và nói rằng tôi yêu con bé, con bé trả lời: “Con yêu mẹ lắm”, tôi biết rằng không có ai có thể nuôi dạy con tốt hơn tôi.
Đó là lần đầu tiên tôi ở trong bệnh viện đến một ngày, mọi thứ đều ổn nhưng tôi chỉ muốn về nhà. Ở nhà sẽ không có ai đánh thức tôi dậy để lấy mẫu máu, cũng không có cô y tá nào cứ vài tiếng một lần đến sờ nắn bụng dạ tôi. Tôi chỉ muốn về nhà. Trong khi chồng tôi – Luke và gia đình anh ấy đang tán gẫu và nhìn ngắm em bé đang ngủ, tôi chạy qua chạy lại trong phòng để thu gom đồ đạc, đã đến lúc về nhà.
Chiều hôm đó chúng tôi về đến nhà và mọi việc đều suôn sẻ. Em bé ngủ trong phòng chúng tôi, Luke và tôi nhìn nhau với ánh mắt như muốn nói: “Giờ thì sao?” Việc này đơn giản như không thôi mà, phải không?
(Ảnh minh họa).
Tôi yêu con bé. Tôi hạnh phúc vì con đang ở đây, trong thế giới thật chứ không phải trong thế giới tưởng tượng của tôi như trước đây. Nhưng tôi sợ. Kinh hãi. Tôi không thể làm được. Tôi còn không thể nói cho rõ là không làm được cái gì, tôi chỉ biết là mình không đủ khả năng.
Vấn đề là: tôi chưa từng nuôi con. Tôi không biết mình đang làm gì và cần làm gì. Tôi cảm thấy, để tôi mang em bé mới này về nhà là một việc làm nguy hiểm. Tôi không có em bé nào để thực hành trước khi người ta trao con cho tôi. Chúng tôi đã thất bại khi sử dụng các phương pháp tránh thai, khi ấy vợ chồng tôi nghĩ nên tin rằng Thượng đế muốn chúng tôi nuôi nấng một đứa trẻ và tôi đã giao hết trọng trách cho bác sĩ chăm sóc thai nhi cho tôi. Chỉ có thế.
Và giờ tôi phải chịu trách nhiệm nuôi nấng em bé mới này ư? Mọi người bị làm sao thế?
Đó chính là cảm giác của tôi trong buổi tối đầu tiên đó. Tôi thấy sợ hãi và đơn độc và mất phương hướng. Tôi thấy kinh hãi và chắc chắn là mình sẽ không thể làm cái việc làm mẹ này được. Ai đó phải làm việc này thay tôi, người mà biết việc gì cần làm, người có thể làm tốt hơn tôi.
Tôi đã sống sót qua đêm hôm đó. Và đêm thứ hai. Và giờ Lillian giờ đã gần hai tuổi rưỡi mà nỗi sợ rằng mình kém cỏi và bất lực vẫn theo tôi từ bấy đến nay. Đó là điều khó khăn nhất tôi từng phải trải nghiệm, là thách thức lớn hơn tất cả những gì tôi có thể tưởng tượng ra. Đến nay, vẫn có lúc tôi nghĩ: “Mình không làm được đâu, mình không làm được”.
Nhưng tôi đã không bao giờ, không bao giờ nghĩ: “Mình phải quay lại” như tôi đã nghĩ trong đêm đầu tiên ấy nữa. Con bé là con gái tôi, là con đầu của tôi. Con bé mang đôi mắt xanh của tôi và là một cô bé gan dạ. Con bé là một niềm vui lớn. Và con bé là của tôi.
Tôi vẫn còn chưa chắc chắn và vững vàng trên con đường làm mẹ, nhưng suy cho cùng khi đưa con vào giường ngủ và nói rằng tôi yêu con bé, con bé trả lời: “Con yêu mẹ lắm”, tôi biết rằng không có ai có thể nuôi dạy con tốt hơn tôi.
(Nguồn: Scarymommy)