Nguyễn Quốc Di – Chàng thiếu niên vươn tầm cao mới
Trong 2 năm liên tiếp, Quốc Di đã dự thi và sở hữu 2 chứng chỉ IELTS với hai cấp độ khác nhau. Đặc biệt, số điếm 8.0 của chứng chỉ IELTS Academic là một thành tích không dễ dàng đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học tiếng Anh chuyên ngữ.
Gặp Nguyễn Quốc Di vào ngày học cuối cùng tại trường Quốc tế Việt Úc, cũng là ngày học cuối cùng của Di ở Việt Nam trước khi sang Anh Quốc học Dự bị Đại học với học bổng toàn phần tại trường Tettenhall, điều đầu tiên gây ấn tượng chính là gia tài những thành tích “không nhỏ” mà chàng thiếu niên 17 tuổi này sở hữu: năm 2011, sở hữu chứng chỉ Anh ngữ IELTS General Training với số điểm 8.0 và đạt điểm tuyệt đối Kỹ năng Nghe (9 điểm); năm 2012, đạt 8.0 kỳ thi chứng chỉ Anh ngữ IELTS Academic; chủ nhân chứng chỉ Công nghệ thông tin Quốc tế ICDl Advance – chứng chỉ toàn cầu về khả năng sử dụng máy tính được công nhận bởi chính phủ và các công ty, tập đoàn thuộc 148 quốc gia trên thế giới.
Nguyễn Quốc Di – Học sinh lớp 10 hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS).
Trong 2 năm liên tiếp, Quốc Di đã dự thi và sở hữu 2 chứng chỉ IELTS với hai cấp độ khác nhau. Đặc biệt, số điếm 8.0 của chứng chỉ IELTS Academic là một thành tích không dễ dàng đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học tiếng Anh chuyên ngữ, chứ chưa nói là một học sinh lớp 10 như em. Em có thể chia sẻ bí quyết học tập tiếng Anh của mình không?
Trước đây, trình độ Anh văn của em chỉ ở mức hạn chế. Từ năm lớp 7, em chuyển qua học tại trường Quốc tế Việt Úc. Nhờ tiếp xúc các thầy cô nước ngoài thường xuyên, cộng thêm phương pháp dạy của trường dễ hiểu, nên em cũng tiến bộ dần lên. Em cũng không có bí quyết nào đặc biệt, chỉ là em có thói quen thường xuyên đọc truyện, xem phim tiếng Anh, giúp bạn bè hay người thân dịch thuật… Đối với kết quả IELTS, em thấy cũng không quá bất ngờ vì bình thường trong lớp tụi em cũng đã được luyện thi và làm quen với các dạng thi IELTS trên các giáo trình cập nhật nhất rồi, nên khi ra thi cũng không có gì bỡ ngỡ. Chỉ là em không hài lòng lắm vì có một số câu em chưa chuẩn bị kỹ, nếu không kết quả sẽ tốt hơn.
Rất ấn tượng với kết quả thi IELTS của em, đặc biệt là điểm 9 kỹ năng Nghe của em gần như có thể so sánh với người bản ngữ. Em luyện kỹ năng Nghe bằng cách nào?
Mọi kết quả đều đến từ quá trình tích lũy rèn luyện lâu dài. Chẳng hạn như kỹ năng Nghe, có một lần em nghe một bài Rap, tự nhiên em “phát hiện” ra là mình có thể nghe được một vài từ trong đó. Rồi em quyết định tự thử thách bản thân nghe hết bài rap đến khi nào thuộc thì thôi, chỉ nghe thôi chứ không tìm lời. Sau này, ở nhà em thường lên một channel trên Youtube tên là Rhett and Link 2, một tuần họ sẽ tải lên 3 clip mới, bình luận về những vấn đề thời sự vừa mới diễn ra, trong đó có cả những vấn đề tuổi teen quan tâm. Nội dung thú vị, phát âm chuẩn, dùng từ cũng rất hay. Dần dần, khả năng nghe của em tốt hơn. Người ta nói khả năng nghe đi đôi với khả năng nói, vậy là khả năng nói của em cũng tự nhiên tốt lên theo.
Khi xem clip, xem phim như thế, em có cảm thấy khó khăn không? Nhất là trong giai đoạn đầu học tiếng Anh, bởi trở ngại của đa phần những người học tiếng Anh qua phim ảnh là đôi khi mạch phim quá nhanh, không nghe kịp nên lại bật phụ đề lên xem?
Thường cảm xúc của em không bị chi phối bởi những yếu tố tức thời như việc xem phim không hiểu là mở phụ đề lên liền. Bởi vì khi em đã vạch ra một con đường, thì phải giữ cho mình đi đúng hướng và kiên trì với mục tiêu đó. Cho nên giai đoạn đầu cũng không có gì khó khăn cả mà ngược lại, em rất vui vì biết mình đang làm vì mục đích gì.
Đó là cách em luyện kỹ năng Nghe – Nói, vậy còn phương pháp rèn luyện khả năng Viết tiếng Anh của em thì sao?
Như em đã nói, em sẽ không thể làm việc được nếu không có một mục tiêu và kế hoạch dài hạn. Với kỹ năng Viết, em thường mượn sách tiếng Anh trong thư viện của trường để đọc để xem cách dùng từ và cách diễn đạt ý và học hỏi. Nhưng không vì thế mà em chịu quá nhiều ảnh hưởng cách viết của người khác mà mất đi phong cách riêng của mình.
Quốc Di và những người bạn trong ekip phim “Sau cơn mưa”.
Trong bất kỳ công việc nào em cũng thường đặt mục tiêu cho mình?
Dạ đúng vậy. Ví dụ như chuyện sáng nay đi đá bóng, em nói với các bạn là chơi gì thì cũng luôn phải hướng chiến thắng. Có những bạn suy nghĩ khác, nói rằng nếu đặt mục tiêu xa quá khi té ngã làm sao đứng dậy được. Nhưng đối với em, mục tiêu càng cao em càng có quyết tâm và hứng thú để phấn đấu. Vừa rồi, khi em tham gia cuộc thi sáng tác phim VAS Film Talents do trường tổ chức cũng thế. Khi đã nhận nhiệm vụ em sẽ cố gắng hết sức và cuối cùng nhóm em đã đạt giải Nhất với bộ phim “Sau cơn mưa”. Tuy không phải là đạo diễn nhưng trong quá trình quay phim, em liên tục tưởng tượng và suy nghĩ “Nếu là mình, mình sẽ làm gì?” Qua những hoạt động của trường em đã tham gia, mục tiêu phát triển khả năng lãnh đạo của em càng rõ ràng hơn.
Em có hình dung mình trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai?
Dạ không, nghe có vẻ vô lý khi em muốn trau dồi khả năng lãnh đạo nhưng không nhất thiết phải trở thành lãnh đạo. Em chỉ chỉ cần đạt được mục tiêu của mình, vị trí lãnh đạo người khác làm cũng được.
Vậy trong trường hợp người lãnh đạo đó có tầm nhìn và định hướng khác em, con thuyền sẽ không theo ý em nếu em không là thuyền trưởng, lúc đó em sẽ làm thế nào?
Nếu người thuyền trưởng đó là một người rất tài giỏi và kiệt xuất, có thể em sẽ nghĩ “Biết đâu mình mới là người chưa suy nghĩ thấu đáo” và em sẽ tiếp tục hỗ trợ những người tài giỏi đó. Nếu trong trường hợp không thể dung hòa, thì chắc chắn em sẽ không ở trên con thuyền đó nữa và tìm kiếm cơ hội mới. Điều em muốn nói là em không phải người bảo thủ, em thoải mái với những lựa chọn mở để học hỏi, trau dồi và phát huy những khả năng của mình
Cám ơn Quốc Di!
Nguyễn Quốc Di – Học sinh lớp 10 hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS).
Trước đây, trình độ Anh văn của em chỉ ở mức hạn chế. Từ năm lớp 7, em chuyển qua học tại trường Quốc tế Việt Úc. Nhờ tiếp xúc các thầy cô nước ngoài thường xuyên, cộng thêm phương pháp dạy của trường dễ hiểu, nên em cũng tiến bộ dần lên. Em cũng không có bí quyết nào đặc biệt, chỉ là em có thói quen thường xuyên đọc truyện, xem phim tiếng Anh, giúp bạn bè hay người thân dịch thuật… Đối với kết quả IELTS, em thấy cũng không quá bất ngờ vì bình thường trong lớp tụi em cũng đã được luyện thi và làm quen với các dạng thi IELTS trên các giáo trình cập nhật nhất rồi, nên khi ra thi cũng không có gì bỡ ngỡ. Chỉ là em không hài lòng lắm vì có một số câu em chưa chuẩn bị kỹ, nếu không kết quả sẽ tốt hơn.
Rất ấn tượng với kết quả thi IELTS của em, đặc biệt là điểm 9 kỹ năng Nghe của em gần như có thể so sánh với người bản ngữ. Em luyện kỹ năng Nghe bằng cách nào?
Mọi kết quả đều đến từ quá trình tích lũy rèn luyện lâu dài. Chẳng hạn như kỹ năng Nghe, có một lần em nghe một bài Rap, tự nhiên em “phát hiện” ra là mình có thể nghe được một vài từ trong đó. Rồi em quyết định tự thử thách bản thân nghe hết bài rap đến khi nào thuộc thì thôi, chỉ nghe thôi chứ không tìm lời. Sau này, ở nhà em thường lên một channel trên Youtube tên là Rhett and Link 2, một tuần họ sẽ tải lên 3 clip mới, bình luận về những vấn đề thời sự vừa mới diễn ra, trong đó có cả những vấn đề tuổi teen quan tâm. Nội dung thú vị, phát âm chuẩn, dùng từ cũng rất hay. Dần dần, khả năng nghe của em tốt hơn. Người ta nói khả năng nghe đi đôi với khả năng nói, vậy là khả năng nói của em cũng tự nhiên tốt lên theo.
Khi xem clip, xem phim như thế, em có cảm thấy khó khăn không? Nhất là trong giai đoạn đầu học tiếng Anh, bởi trở ngại của đa phần những người học tiếng Anh qua phim ảnh là đôi khi mạch phim quá nhanh, không nghe kịp nên lại bật phụ đề lên xem?
Thường cảm xúc của em không bị chi phối bởi những yếu tố tức thời như việc xem phim không hiểu là mở phụ đề lên liền. Bởi vì khi em đã vạch ra một con đường, thì phải giữ cho mình đi đúng hướng và kiên trì với mục tiêu đó. Cho nên giai đoạn đầu cũng không có gì khó khăn cả mà ngược lại, em rất vui vì biết mình đang làm vì mục đích gì.
Đó là cách em luyện kỹ năng Nghe – Nói, vậy còn phương pháp rèn luyện khả năng Viết tiếng Anh của em thì sao?
Như em đã nói, em sẽ không thể làm việc được nếu không có một mục tiêu và kế hoạch dài hạn. Với kỹ năng Viết, em thường mượn sách tiếng Anh trong thư viện của trường để đọc để xem cách dùng từ và cách diễn đạt ý và học hỏi. Nhưng không vì thế mà em chịu quá nhiều ảnh hưởng cách viết của người khác mà mất đi phong cách riêng của mình.
Quốc Di và những người bạn trong ekip phim “Sau cơn mưa”.
Dạ đúng vậy. Ví dụ như chuyện sáng nay đi đá bóng, em nói với các bạn là chơi gì thì cũng luôn phải hướng chiến thắng. Có những bạn suy nghĩ khác, nói rằng nếu đặt mục tiêu xa quá khi té ngã làm sao đứng dậy được. Nhưng đối với em, mục tiêu càng cao em càng có quyết tâm và hứng thú để phấn đấu. Vừa rồi, khi em tham gia cuộc thi sáng tác phim VAS Film Talents do trường tổ chức cũng thế. Khi đã nhận nhiệm vụ em sẽ cố gắng hết sức và cuối cùng nhóm em đã đạt giải Nhất với bộ phim “Sau cơn mưa”. Tuy không phải là đạo diễn nhưng trong quá trình quay phim, em liên tục tưởng tượng và suy nghĩ “Nếu là mình, mình sẽ làm gì?” Qua những hoạt động của trường em đã tham gia, mục tiêu phát triển khả năng lãnh đạo của em càng rõ ràng hơn.
Em có hình dung mình trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai?
Dạ không, nghe có vẻ vô lý khi em muốn trau dồi khả năng lãnh đạo nhưng không nhất thiết phải trở thành lãnh đạo. Em chỉ chỉ cần đạt được mục tiêu của mình, vị trí lãnh đạo người khác làm cũng được.
Vậy trong trường hợp người lãnh đạo đó có tầm nhìn và định hướng khác em, con thuyền sẽ không theo ý em nếu em không là thuyền trưởng, lúc đó em sẽ làm thế nào?
Nếu người thuyền trưởng đó là một người rất tài giỏi và kiệt xuất, có thể em sẽ nghĩ “Biết đâu mình mới là người chưa suy nghĩ thấu đáo” và em sẽ tiếp tục hỗ trợ những người tài giỏi đó. Nếu trong trường hợp không thể dung hòa, thì chắc chắn em sẽ không ở trên con thuyền đó nữa và tìm kiếm cơ hội mới. Điều em muốn nói là em không phải người bảo thủ, em thoải mái với những lựa chọn mở để học hỏi, trau dồi và phát huy những khả năng của mình
Cám ơn Quốc Di!