Ngộ độc vì mẹ cho uống quá nhiều nước
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước quá nhu cầu cũng có thể bị ngộ độc vì thận không kịp bài tiết nước.
Hiện tượng ngộ độc nước thường rất dễ xảy ra ở các bé dưới 6 tháng tuổi do thận của trẻ vẫn còn yếu. Phải sau 1 tuổi thì chức năng của thận mới có thể đạt được tiêu chuẩn bình thường như người lớn.
Do đó nếu trong một ngày, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước thì chức năng của thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Ngoài ra có thể nguyên nhân do khi pha chế sữa cho bé uống bạn không làm theo hướng dẫn chính xác về tỷ lệ nước và sữa, sữa pha quá loãng khiến lượng nước mà bé hấp thụ quá nhiều.
1. Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi
Bé dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng hướng dẫn, bởi vì trong đó đã bao gồm lượng dinh dưỡng và nước cần thiết cho bé.
Có một số cha mẹ lo sợ bé bị nhiệt, nên mỗi lần cho con ăn sữa xong lại cho bé uống thêm rất nhiều nước. Thận của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn yếu, uống quá nhiều nước khiến các bé đi tiểu nhiều và lượng natri đồng thời bị mất đi.
Mất nhiều natri sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đại não. Điều này dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nước giai đoạn đầu như: khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt… nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.
2. Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi
Giai đoạn này bé đã ăn dặm, vì vậy căn cứ vào tình hình sức khỏe và chế độ ăn của bé mà các mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ.
Trên thực tế lượng nước trong khi bé bú vẫn tương đối đủ, nên chỉ cần bổ sung thêm một chút nước là được. Tuỳ thuộc vào loại thức ăn của bé là thực phẩm tương đối khô thì có thể tăng thêm lượng nước bổ sung.
Sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 – 30ml, thứ nhất là để làm sạch khoang miệng cho bé, thứ 2 là có thể tốt cho vị giác thời kỳ đầu.
Để bé tiếp xúc với vị nhạt nhạt của nước sẽ rèn luyện cho bé thói quen uống nước sau này.
3. Bé trên 1 tuổi
Lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là sau 1 tuổi bé có thể tự cầm cốc. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước.
Trên thực tế, uống nước nhiều khi là do thói quen, nếu như đợi tới khi cảm thấy khát rồi mới uống thì như vậy là đã bị thiếu nước rồi.
Cách nhận biết bé đã uống đủ nước:
Mẹ căn cứ vào màu sắc nước tiểu của trẻ để kiểm tra lượng nước uống đủ hay thiếu. Nước tiểu gần như trắng trong đến màu vàng nhạt là tốt, còn nước tiểu màu vàng cam sậm là thiếu nước.
Các mẹ lưu ý, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không cần uống thêm nước vì bé bú mẹ là đã cung cấp lượng nước đầy đủ. Với trẻ từ 6-12 tháng cần khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ từ 1 tuổi trở lên uống nước theo nhu cầu.
Mặt khác, có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé. Cụ thể: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg - 595ml, 7.2kg - 680ml, 8.1kg - 765ml, 8.5kg - 850ml, 9kg - 935ml, 10,9kg - 992ml, 11.8kg - 1020ml, 12.7kg - 1077ml, 13.6kg - 1105ml.
Do đó nếu trong một ngày, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước thì chức năng của thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Ngoài ra có thể nguyên nhân do khi pha chế sữa cho bé uống bạn không làm theo hướng dẫn chính xác về tỷ lệ nước và sữa, sữa pha quá loãng khiến lượng nước mà bé hấp thụ quá nhiều.
1. Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi
Bé dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng hướng dẫn, bởi vì trong đó đã bao gồm lượng dinh dưỡng và nước cần thiết cho bé.
Có một số cha mẹ lo sợ bé bị nhiệt, nên mỗi lần cho con ăn sữa xong lại cho bé uống thêm rất nhiều nước. Thận của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn yếu, uống quá nhiều nước khiến các bé đi tiểu nhiều và lượng natri đồng thời bị mất đi.
Mất nhiều natri sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đại não. Điều này dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nước giai đoạn đầu như: khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt… nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.
2. Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi
Giai đoạn này bé đã ăn dặm, vì vậy căn cứ vào tình hình sức khỏe và chế độ ăn của bé mà các mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ.
Trên thực tế lượng nước trong khi bé bú vẫn tương đối đủ, nên chỉ cần bổ sung thêm một chút nước là được. Tuỳ thuộc vào loại thức ăn của bé là thực phẩm tương đối khô thì có thể tăng thêm lượng nước bổ sung.
Sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 – 30ml, thứ nhất là để làm sạch khoang miệng cho bé, thứ 2 là có thể tốt cho vị giác thời kỳ đầu.
Để bé tiếp xúc với vị nhạt nhạt của nước sẽ rèn luyện cho bé thói quen uống nước sau này.
3. Bé trên 1 tuổi
Lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là sau 1 tuổi bé có thể tự cầm cốc. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước.
Trên thực tế, uống nước nhiều khi là do thói quen, nếu như đợi tới khi cảm thấy khát rồi mới uống thì như vậy là đã bị thiếu nước rồi.
Cách nhận biết bé đã uống đủ nước:
Mẹ căn cứ vào màu sắc nước tiểu của trẻ để kiểm tra lượng nước uống đủ hay thiếu. Nước tiểu gần như trắng trong đến màu vàng nhạt là tốt, còn nước tiểu màu vàng cam sậm là thiếu nước.
Các mẹ lưu ý, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không cần uống thêm nước vì bé bú mẹ là đã cung cấp lượng nước đầy đủ. Với trẻ từ 6-12 tháng cần khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ từ 1 tuổi trở lên uống nước theo nhu cầu.
Mặt khác, có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé. Cụ thể: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg - 595ml, 7.2kg - 680ml, 8.1kg - 765ml, 8.5kg - 850ml, 9kg - 935ml, 10,9kg - 992ml, 11.8kg - 1020ml, 12.7kg - 1077ml, 13.6kg - 1105ml.