Nghiên cứu mới: Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc trầm cảm
Nghiên cứu mới của Đại học Oregon cho thấy trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh nếu mẹ chúng mắc trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra các triệu chứng trầm cảm ở người mẹ xem liệu chúng có ảnh hưởng tới sự căng thẳng ở trẻ sơ sinh và sức khỏe tế bào sau này hay không.
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm, chúng có thể bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường xung quanh.
Một cách để nghiên cứu mức độ căng thẳng sớm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ là xem cách trẻ phản ứng stress của cha mẹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh tiếp xúc với sự trầm cảm của người mẹ thường ít tham gia vào các hoạt động xã hội và có nhiều suy nghĩ tiêu cực hơn sau này.
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm, có thể bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường xung quanh
Nghiên cứu này nhận được sự tham gia của 48 bà mẹ có con nhỏ 12 tuần tuổi. Họ được theo dõi cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Ở độ tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh được đưa đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm với các hành động căng thẳng nhẹ nhàng. Ví dụ, trong cuộc thử nghiệm các bà mẹ luân phiên nhau giữa việc chơi với trẻ sơ sinh và không phản ứng trước yêu cầu của trẻ. Điều này có thể gây ra căng thẳng ở trẻ sơ sinh, vì những người chăm sóc còn đóng vai trò trong việc làm dịu đi cảm xúc của trẻ.
Trong mỗi lần thăm khám, các nhà nghiên cứu tiến hành đo sự căng thẳng của trẻ sơ sinh bằng cách lấy mẫu nước bọt để xem xét sự thay đổi cortisol, hooc môn vô cùng quan trọng và được xem là hormon chống stress. Họ cũng thu thập thông tin về các triệu chứng trầm cảm mà các bà mẹ cảm thấy.
Cuối cùng, khi trẻ 18 tháng tuổi, các nhà nghiên cứu đưa các gia đình vào phòng thí nghiệm một lần nữa để lấy nước bọt nhằm đo độ dài của telomeres của trẻ sơ sinh, là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể, có nhiệm vụ bảo vệ nhiễm sắc thể. Độ dài của telomeres có thể biểu hiện mức độ căng thẳng trong tâm lý và cuối cùng là sức khỏe thể chất.
Các triệu chứng trầm cảm trầm trọng ở bà mẹ có liên quan đến cortisol ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có cortisol cao hơn telomeres có xu hướng ngắn hơn ở tuổi 18 tháng tuổi, điều này cho thấy hao mòn tế bào nhiều hơn.
Mặc dù những phát hiện này là sơ bộ và nên được thực hiện với một nhóm trẻ lớn hơn nhưng kết quả đã làm nổi bật các mô hình sức khỏe trong suốt tuổi thọ có thể bị ảnh hưởng ở 18 tháng đầu đời của cuộc đời.
Sự căng thẳng sớm này có thể khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh sớm hơn.
Theo quan điểm của các nhà khoa học, những kết quả này cho thấy mức độ quan trọng của việc cung cấp các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả thời thơ ấu cho trẻ.