Muốn con khỏe mạnh, hãy để trẻ khóc

Gia Linh,
Chia sẻ

(aFamily.vn) - Vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời sau đây, bố mẹ đừng vội dỗ dành khi trẻ khóc nhé!

Nước mắt giống như một liệu pháp tự nhiên giúp cơ thể bé đào thải các chất độc. Ngoài ra, khi trẻ khóc còn mang lại 4 lợi ích sau đây:

1. Khóc giúp làm giảm số lượng vi khuẩn

Mỗi khi buồn ngủ, bé hay có thói quen đưa tay lên dụi mắt. Thói quen này sẽ khiến cho vi khuẩn trên tay bé xâm nhập vào mắt. Lúc này, trẻ khóc sẽ giúp cuốn trôi các loại vi khuẩn. Trong nước mắt còn có chứa nhiều những chất giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Không chỉ có tác dụng như vậy, nước mắt cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm tình trạng bệnh. Vì sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu và người lớn chưa thể cho con tiếp xúc với chất khử trùng như thuốc nhỏ mắt nên nước mắt càng đóng vai trò quan trọng để giúp làm giảm các căn bệnh về mắt cho con.

Trong nước mắt có chứa các chất kháng khuẩn tên là lysozyme giúp đầy lùi các loại ký sinh trùng khác nhau. Tuy nhiên, với trường hợp mắt trẻ bị nhiễm khuẩn thì mắt sẽ có màu đỏ. Người lớn nên đưa con đi khám để tránh con bị viêm kết mạc cấp tính.

2. Nước mắt giúp bôi trơn, tăng cường thị lực

Những giọt nước mắt không chỉ giúp bôi trơn nhãn cầu mà còn có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước của niêm kết mạc. Hiện tượng khô mắt sẽ khiến thị lực giảm đi đáng kể và đây là khởi đầu của rất nhiều căn bệnh về mắt, thậm chí có thể gây ra chứng mù lòa. Chính vì vậy, bé khóc sẽ giúp làm mắt không bị mất nước.

Muốn con khỏe mạnh, hãy để trẻ khóc 1
Bé khóc chính là việc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. (Ảnh minh họa)

Nước mắt được tạo ra từ cảm xúc có chứa 24% chất đạm albumin rất hữu ích trong việc điều chỉnh hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Nước mắt giúp bôi trơn và rửa sạch lớp bụi bẩn bên trong, giảm thiểu chứng loạn thị và cải thiện tính chất quang học.

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý rằng, sự tiết nước mắt ra không đủ hay tiết ra quá nhiều cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến mắt. Nếu không đủ nước mắt, mắt sẽ bị khô và suy giảm vai trò khử trùng. Ngược lại, nếu lượng nước mắt quá nhiều sẽ gây ra gánh nặng cho tuyến lệ, giảm chức năng và cuối cùng sẽ dẫn đến suy tuyến lệ, hạn chế tầm nhìn của trẻ.

3. Khóc giúp cải thiện tâm trạng của trẻ nhỏ

Ở người lớn, khả năng điều tiết cảm xúc tốt nên ít bị chấn thương về tâm lý. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì mỗi khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng hay mệt mỏi, trẻ sẽ thể hiện bằng cách cười hoặc khóc. Chính vì thế, nhìn ở góc độ khoa học thì khóc là cách phản ứng của não bộ và trái tim.

Sau khi bé khóc, các dây thần kinh và mạch máu hoạt động tốt hơn sẽ khiến trẻ cảm thấy hưng phấn và vui vẻ trở lại. Chính vì thế, có thể nói rằng, nước mắt không chỉ là chất bôi trơn mà còn là cách truyền tải cảm xúc tâm hồn của trẻ  nhỏ.

4. Khóc cũng là một môn thể thao

Khi trẻ khóc, hệ thống hô hấp, tuần hoàn máu và hệ thống thấn kinh sẽ được thư giãn. Nhiều người nghĩ rằng, hàng ngày đặt trẻ nằm trên giường, trẻ khua khoắng chân tay như vậy đã là hoạt động rồi. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, khóc là cách giúp trẻ vận động cơ thể tốt nhất từ bên trong.



Gặp một bà mẹ con khóc... "mặc kệ"
Muốn con khỏe mạnh, hãy để trẻ khóc 2
Chia sẻ